✴️ Trầm cảm – khi nào cần nhập viện?

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh trầm cảm rất dễ nhận biết nếu người thân chịu khó để ý, quan tâm đến những dấu hiệu bất thường.

Người bệnh trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng về tâm lý như: Buồn chán, ít nói, tuyệt vọng, không quan tâm đến các vấn đề xung quanh, cảm thấy suy sụp, có ý định tự sát (tuỳ từng trường hợp).

Khi mắc bệnh này, người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, uể oải, ngại nói chuyện. Đau đầu là chứng phổ biến nhất đối với những người mắc chứng trầm cảm.

Ai cũng có thể bị trầm cảm, thiếu niên, thanh niên hay phụ nữ sau sinh…

 

Nếu những người mắc bệnh trầm cảm đã bị chứng đau nửa đầu, đau lưng hay các bệnh mạn tính từ trước thì những bệnh này sẽ nặng thêm theo thời gian.

Một vấn đề nữa hay gặp ở những bệnh lý trầm cảm như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên. Thậm chí, bạn còn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn vừa ngủ dậy.

Rất nhiều người mắc bệnh trầm cảm mất ngủ trầm trọng. Họ dậy rất sớm vào buổi sáng và khó có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, nhưng ngược lại, có một số người lại ngủ nhiều hơn bình thường.

Ở một số bệnh nhân sẽ chán ăn và sụt cân, bên cạnh đó có một số người lại ăn nhiều và chỉ ăn một thức ăn lặp đi lặp lại.

Những dấu hiệu về thể chất của bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến đầu óc mà còn gây ra những thay đổi thực sự trong cơ thể người bệnh. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm góp phần rất tích cực, nâng cao hiệu quả phục hồi cho người bệnh.

 

Khi nào cần nhập viện?

Phần lớn những trường hợp trầm cảm nhẹ được chữa trị ngoại trú, dù người bệnh được điều trị bằng thuốc, bằng tâm lý trị liệu, hoặc phối hợp cả hai phương pháp cùng lúc.

Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, có ý định tự tử thì cần đi điều trị ngay

 

Một số trường hợp trầm cảm nặng không đáp ứng với thuốc có thể phải dùng đến liệu pháp khác nên việc đến bệnh viện theo dõi để điều trị là vô cùng cần thiết.

Một số trường hợp cần phải nhập viện để chữa trị như sau:

Ngoài những biểu hiện trầm trọng về tâm lý thì trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân trầm cảm có cảm giác đau đớn trên cơ thể.

Điều quan trọng nhất là khi  bị đau ngực thì cần phải đi khám bác sĩ ngay để xem có phải là dấu hiệu của các bệnh tim mạch hay không.

– Trầm cảm có ý tưởng tự sát, nhất là đã có lần toan tự sát thực sự.

– Trầm cảm không đáp ứng với thuốc.

– Trầm cảm kèm theo tình trạng loạn thần, người bệnh khi ấy có thể có thêm triệu chứng ảo giác và hoang tưởng, không thể kiểm soát bản thân cả về suy nghĩ lẫn hành vi.

Nói chung, trầm cảm cần được phát hiện và chữa trị sớm. Việc giải quyết tốt các nhu cầu và thách thức của đời sống, áp lực công việc cũng góp phần giảm bớt các yếu tố gây stress – một yếu tố góp phần làm tăng khả năng bị trầm cảm. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top