Trẻ hay lắc đầu có nguy hiểm không?

Nội dung

Hiểu các kỹ năng vận động của bé

Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và không có khả năng tự vệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé không thể tự di chuyển. Vào cuối tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có khả năng di chuyển đầu từ bên này sang bên kia. Điều này thường xảy ra nhất khi trẻ nằm nghiêng.

Sau tháng đầu tiên, lắc đầu ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với sự vui đùa cũng như các hình thức tương tác khác. Trong vài tuần đầu tiên, chuyển động của bé có thể “giật cục”, sau đó sẽ dễ dàng hơn khi bé phát triển khả năng kiểm soát cơ.

 

Lắc đầu khi bú

Trẻ có thể lắc đầu qua lại khi bú mẹ, điều này xảy ra khi trẻ cố gắng định hướng để ngậm ti mẹ. Khi em bé đã ngậm vú, việc lắc đầu sau đó có thể là sự phấn khích.

Mặc dù trẻ đang phát triển cơ cổ và có thể lắc qua bên khi bú, những vẫn nên nâng đỡ đầu của trẻ trong ít nhất ba tháng đầu tiên.

 

Lắc đầu khi chơi

Ngoài tháng đầu tiên, trẻ có thể lắc đầu khi chơi. Trong một số trường hợp, có thể di chuyển đầu khi nằm sấp hoặc ngửa. Bạn có thể nhận thấy rằng lắc đầu tăng lên khi bé hào hứng. Khi bé lớn lên, sẽ bắt đầu chú ý đến hành vi của người khác và cố gắng tương tác. Trẻ có thể bắt chước hành vi của đứa trẻ khác thông qua cử chỉ đầu và tay.

 

Kiểm tra chuyển động

Trẻ sơ sinh rất dũng cảm và chúng sẽ bắt đầu kiểm tra xem có thể di chuyển được bao nhiêu. Vào khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, một số trẻ sẽ biết lắc đầu, có thể di chuyển đến rung chuyển toàn bộ cơ thể.

Mặc dù các chuyển động này có thể trông đáng sợ, nhưng đó được coi là hành vi bình thường ở hầu hết các bé. Trên thực tế, đó thường là dấu hiệu báo trước cho việc bé tìm ra cách tự ngồi dậy. Hành vi bập bênh và lắc thường kéo dài không quá 15 phút ở nhóm tuổi này.

Một nguyên nhân khác gây lo lắng ở nhiều bậc cha mẹ là đập đầu. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thói quen này phổ biến hơn ở các bé trai, bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi. Miễn là tiếng đập không mạnh và em bé của bạn có vẻ vui vẻ, hầu hết các bác sĩ nhi khoa không lo lắng về hành vi này. Việc đập đầu thường dừng lại ở mốc 2 tuổi.

 

Khi nào cần lo lắng

Lắc đầu và các hành vi liên quan khác thường được coi là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp mà các hành vi có thể vượt ra ngoài sự rung lắc đơn giản. Trong trường hợp dưới đây hãy đến gặp bác sĩ:

  • Không tương tác với mọi người xung quanh
  • Mắt chuyển động không bình thường
  • Xuất hiện các nốt sần hoặc các đốm hói do đập đầu
  • Rung lắc tăng lên trong những khoảnh khắc lo lắng
  • Có vẻ như trẻ muốn làm tổn thương chính mình
  • Không đạt được các mốc phát triển khác
  • Không phản hồi với giọng nói của bạn, cũng như các âm thanh khác
  • Tiếp tục những hành vi này sau 2 tuổi

 

Tổng kết

Mặc dù lắc đầu thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng có một số trường hợp bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ. Tần suất thường là một dấu hiệu nhận biết sự rung lắc có bình thường hay không. Nếu bạn thấy con mình lắc đầu một chút trong khi bú hoặc khi chơi, đây có thể không phải là trường hợp đáng lo. Ngược lại, nếu tình trạng lắc đầu diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám ngay.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top