Đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn mạn tính đặc trưng bởi triệu chứng như: đau mỏi, nhạy cảm khắp cơ thể. Mặc dù tình trạng này thường được xếp vào cùng một loại rối loạn như viêm khớp, nhưng bệnh không gây tổn thương cho khớp hoặc các mô khác. Thay vì do chứng viêm gây ra, đau cơ xơ hóa được hiểu rộng rãi là một chứng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương - nghĩa là não quá nhạy cảm với các tín hiệu đau.
Các triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể thay đổi về cường độ, bệnh cũng có thể cải thiện hoặc xấu đi theo thời gian. Các yếu tố như căng thẳng, thay đổi thời tiết, tập luyện thể dục thể thao hay nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau cơ xơ hóa.
Các triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể bao gồm:
Điểm đau cơ xơ hóa còn được gọi là điểm kích hoạt - là những vùng trên cơ thể thường xuyên xảy ra cơn đau. Những người bị đau cơ xơ hóa thường nói rằng những khu vực này bị đau khi bạn dùng ngón tay ấn vào. Có 18 điểm đau được xác định (chín cặp) có xu hướng đau khi ấn vào. Những điểm đau này thường đối xứng ở cả hai bên cơ thể quanh khuỷu tay, vai, đầu gối, cổ, hông, hai bên xương ức và sau đầu.
Đau cơ xơ hóa đôi khi khó chẩn đoán vì nhiều triệu chứng của bệnh tương tự như các rối loạn khác. Chẩn đoán đau cơ xơ hóa thường phải loại trừ các tình trạng khác, thay vì tìm bằng chứng chắc chắn rằng bạn mắc chứng đau cơ xơ hóa. Các chuyên gia cho biết có rất ít triệu chứng điển hình ở người bị đau cơ xơ hóa, ngoài cơn đau và cảm giác đau. Ngoài ra, các xét nghiệm cận lâm sàng thường không mang nhiều ý nghĩa trong việc hỗ trợ chẩn đoán đau cơ xơ hóa. Đôi khi bạn sẽ được hướng tới khám một số chuyên khoa khác trước khi loại trừ và đưa ra được chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh.
Nhiều bệnh nhân với tình trạng này sẽ chuyển từ bác sĩ này sang bác sĩ khác, bệnh nhân thường nghi ngờ mình bị thương hoặc có vấn đề sức khỏe khác trước khi nghĩ đến nguyên nhân do đau cơ xơ hóa.
Chẩn đoán đau cơ xơ hóa đòi hỏi phải chấp nhận rằng cơn đau của bạn không có nguyên nhân nào ngoài hệ thần kinh. Do đó, điều này có thể khó điều trị hơn. Đồng thời, các bác sĩ có thể kéo dài quá trình chẩn đoán do phải loại trừ các nguyên nhân khác. Đôi khi bác sĩ sẽ phải yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm không cần thiết, do mong muốn của bệnh nhân là loại trừ những nguyên nhân không chắc chắn gây ra cơn đau của họ.
Mặc dù không có xét nghiệm chắc chắn để chẩn đoán chứng đau cơ xơ hóa, Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) đã thiết lập các tiêu chí để xác định rối loạn. Trước đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra 18 điểm đau trên cơ thể để xác định mức độ đau. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này không dùng để áp dụng trong chẩn đoán đau cơ xơ hóa. Thay vào đó, các bác sĩ xem xét các yếu tố sau:
Dù các triệu chứng này đã kéo dài ít nhất ba tháng hay bất kỳ tình trạng nào khác có thể là nguyên nhân của những triệu chứng này thì điều quan trọng là bạn cần tìm đến một bác sĩ về điều trị chứng đau cơ xơ hóa để được chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp. Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể cần liệt kê lại một số yếu tố bệnh sử của bản thân và gia đình:
Ngay cả khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau cơ xơ hóa, bạn vẫn nên loại trừ các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn. Ví dụ như bệnh viêm khớp lan rộng có thể gây đau ở nhiều vùng. Nhưng hầu hết các bác sĩ có thể phân biệt rõ ràng cơn đau do viêm khớp với cơn đau do đau cơ xơ hóa. Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì các xét nghiệm sau đây có thể hữu ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán phân biệt:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh