Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não giúp kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Bạn có thể gặp triệu chứng rối loạn tiền đình nếu hệ thống này bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa hoặc chấn thương đầu.
Sau đây là những triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến mà bạn nên biết để tìm cách phòng ngừa trước khi bệnh trở nặng.
Triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ có những biểu hiện sau:
Bạn có thể tìm hiểu và tập thêm những bài tập như vẩy tay hay xoa bóp vùng đầu để giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm tình trạng chóng mặt và nặng trĩu đầu. Khi bị chóng mặt, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ. Nếu nằm, hãy kê cao đầu bằng một chiếc gối để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Khi mất thăng bằng và định hướng, bệnh nhân sẽ thường gặp phải một trong những cảm giác sau:
Bạn nên tìm hiểu và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình hay phục hồi thăng bằng để hạn chế tình trạng mất thăng bằng và giúp việc đi lại an toàn hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là không nên thay đổi tư thế quá đột ngột để tránh té ngã, chóng mặt hay ngất xỉu.
Khi cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng, bạn nên nằm yên hoặc giữ đầu ở tư thế thẳng và tránh di chuyển để đưa cơ thể về lại trạng thái cân bằng.
Người bệnh rối loạn tiền đình thường có các dấu hiệu rối loạn thính giác sau:
Bạn có thể xoa bóp bấm huyệt vùng tai nếu gặp các dấu hiệu rối loạn tiền đình liên quan đến thính giác để giúp giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, nếu bị ù tai hoặc mất thính lực do rối loạn tiền đình, bạn nên tránh xa những môi trường ồn ào và cố gắng thư giãn cơ thể để giảm bớt tình trạng này.
Người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng rối loạn tuần hoàn tai trong khi bị rối loạn tiền đình nhưng thường sẽ không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, bạn cần phải hết sức lưu ý đến dấu hiệu sức khỏe của bản thân để bệnh không nặng thêm.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình liên quan đến thị giác bao gồm:
Bạn có thể tập những bài tập ổn định mắt chữa bệnh rối loạn tiền đình để cải thiện khả năng kiểm soát chuyển động của mắt, giúp nhìn rõ hơn trong quá trình chuyển động.
Nếu phải tập trung hoặc làm việc quá lâu, bạn nên thử quy tắc 20-20-20 để giúp thư giãn đôi mắt. Nghĩa là cứ 20 phút làm việc, bạn hãy đưa mắt nhìn một vật ở cách xa 6m (20 feet) trong 20 giây. Bài tập ngắn này có thể giúp giảm mỏi mắt rất hiệu quả.
Bệnh rối loạn tiền đình có thể làm giảm khả năng chú ý và biểu hiện thành các tình trạng như:
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, bạn có thể chọn liệu pháp ngâm chân để giúp cơ thể thư giãn hơn cũng như giúp điều hòa khí huyết và thải độc cơ thể. Bạn cũng nên tập cách hít thở khi cảm thấy mệt mỏi để có thể giải tỏa được những căng thẳng và tăng khả năng tập trung.
Người bệnh rối loạn tiền đình còn gặp các triệu chứng khác như:
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh