Triệu chứng thường gặp của ngưng thở khi ngủ

Nội dung

Bạn có thể thắc mắc: bạn có bị ngưng thở khi ngủ và không cảm thấy buồn ngủ hay mệt không? Dưới đây là câu trả lời và khám phá cách phát hiện nếu bạn mắc phải tình trạng này.

Triệu chứng thường gặp của ngưng thở khi ngủ

Có nhiều triệu chứng phổ biến đi cùng với ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn hô hấp trong khi ngủ mà không hề có bất kì triệu chứng nào. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Ngáy
  • Tăng buồn ngủ ban ngày
  • Mất trí nhớ
  • Tiểu đêm
  • Khoảng dừng dễ phát hiện khi hô hấp
  • Thở hổn hển hoặc thở gấp
  • Khô miệng
  • Đánh trống ngực
  • Ợ nóng ban đêm hoặc trào ngược
  • Ra mồ hôi đêm
  • Nghiến răng
  • Đau đầu buổi sáng
  • Mất tập trung và trí nhớ
  • Vấn đề về cảm xúc

Nhiều người phát triển các vấn đề liên quan đến ngưng thở khi ngủ- từ những triệu chứng như trên cho đến những  rối loạn như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim- tất cả đều có thể cải thiện khi điều trị.

 

Có thể không buồn ngủ khi mắc ngưng thở khi ngủ không?

Buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Nó có thể do không đủ ngủ thời gian hoặc chất lượng giấc ngủ kém.

Buồn ngủ có thể thứ phát do ảnh hưởng của tác dụng phụ của các loại thuốc. Tăng buồn ngủ là do tác dụng cân bằng nội môi của giấc ngủ và có thể kéo dài nhiều lần do nhịp sinh học. Tại sao ngưng thở khi ngủ dẫn đến buồn ngủ?

Ngưng thở khi ngủ là do đường hô hấp trên bị xẹp khi ngủ. Điều này dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp, tăng lượng CO2.

Não bộ nhận ra điều này đang xảy ra và đáp ứng thông qua hệ thần kinh giao cảm: làm tăng hormone cortisol dẫn đến tình trạng mạch đập nhanh, tăng huyết áp và tỉnh giấc. Điều này xảy ra ít nhất 5 lần mỗi giờ theo định nghĩa, nhưng nó có thể xảy ra nhiều hơn 100 lần. Tình trạng này dẫn đến việc mất ngủ hoặc khiến bạn ngủ không sâu. Giấc ngủ trở nên không thoải mái, và hậu quả là bạn bị  buồn ngủ ban ngày.

Không phải ai cũng buồn ngủ nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Trên thực tế, phụ nữ thường phàn nàn về mất ngủ nhiều hơn. Sự biểu hiện của mất ngủ có thể dẫn đến ngủ không sâu vào ban đêm, thức nhiều hơn sau khi bị tỉnh giấc, và ít buồn ngủ vào ban ngày. Những người mất ngủ thường tỉnh giấc vào ban đêm và tỉnh ngủ vào ban ngày.

Ngoài ra, buồn ngủ cũng rất phổ biến khi cả ngưng thở khi ngủ và mất ngủ xảy ra cùng nhau. Điều này có thể làm phức tạp thêm quá trình điều trị do mất khả năng cảm thấy thoải mái với liệu pháp CPAP.

Buồn ngủ cũng  do sử dụng caffeine

Những người không nghĩ họ ngái ngủ, thậm chí cả khi họ đã uống một lượng lớn cà phê, trà và soda.

Nếu bạn tin rằng bạn có triệu chứng có thể góp phần dẫn đến ngưng thở khi ngủ, chỉ có một cách hết sức rõ ràng để chỉ ra: thực hiện nghiên cứu giấc ngủ. Ngưng thở nhẹ khi ngủ có thể bị bỏ qua trong các bài kiểm tra giấc ngủ tại nhà, chính vì thế bạn cần thực hiện đa kí giấc ngủ để tìm câu trả lời.

Đừng bỏ qua cơ hội nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ của bạn chỉ vì bạn không cảm thấy buồn ngủ (hoặc do bạn không có bất kì triệu chứng đặc trưng như ngáy ngủ). Bạn có thể bất ngờ với bản thân và cảm thấy ngủ tốt hơn bằng cách điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top