U não là một khối hay sự phát triển các tế bào bất thường trong não hay tuỷ sống. Nhiều khối u não có thể làm gián đoạn chức năng của não. Tuy nhiên, có những loại u ít gây hại.
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành các bài kiểm tra thần kinh. Trong quá trình thực hiện, họ có thể kiểm tra các chức năng khác nhau có thể có mối liên hệ tới khối u não. Các chức năng cần đánh giá bao gồm: sức cơ chân tay, bàn tay; phản xạ; thính giác; thị lực; thăng bằng; sự phối hợp; trí nhớ, độ nhạy cảm của da, trạng thái tinh thần (sự nhanh nhẹn).
Sau các bài kiểm tra này, bác sĩ có thể lên lịch cho các xét nghiệm kiểm tra như:
Nếu bác sĩ nghi ngờ khối u não, họ thường sẽ yêu cầu sinh thiết. Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một phần của khối u. Sau đó, bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm nhằm xác định xem khối u có phải là ung thư hay không.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), hầu hết u não không có liên hệ tới bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đã được biết. Yếu tố nguy cơ môi trường duy nhất được biết có liên hệ tới u não đó là tiền sử phơi nhiễm phóng xạ, thường trong các phương pháp điều trị bằng phóng xạ cho bệnh nhân ung thư, chẳng hạn bệnh bạch cầu.
Theo ACS, hầu hết bệnh nhân u não không có tiền sử gia đình bị u não. Tuy nhiên, một vài loại ung thư có yếu tố gia đình có thể góp phần gây ra một số u não như: u sợi thần kinh tuýp 1,2; u xơ củ (tuberous sclerosis); bệnh Von Hippel-Lindau; hội chứng Li–Fraumeni.
Những người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như bệnh nhân giai đoạn cuối của HIV có thể tăng làm nguy cơ bị u não.
Các bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố để quyết định việc điều trị u não. Họ sẽ làm việc với bệnh nhân để thông báo các phương pháp điều trị để bệnh nhân có thể chọn ra phương pháp phù hợp nhất. Các yếu tố có tác động đến việc điều trị như:
Phẫu thuật luôn là phương pháp điều trị đầu tiên trong u não. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ khối u nhiều nhất có thể. Bác sĩ sẽ cố gắng để không ảnh hưởng đến các mô não lành xung quanh khối u. Bác sĩ đôi lúc có thể không loại bỏ toàn bộ khối u, trong tình huống này, họ sẽ loại bỏ nhiều nhất có thể trước khi sử dụng phương pháp xạ trị hay hoá trị để loại bỏ các phần còn lại.
Điều quan trọng là phẫu thuật không hiệu quả đối với các khối u nằm sâu bên trong mô não hay việc phẫu thuật có thể làm lan nhanh tế bào ác tính ra các mô não khác.
Phương pháp này cũng có thể giúp lấy mẫu khối u để sinh thiết hay giúp làm giảm các triệu chứng đối với tình trạng bị chèn ép.
Mục tiêu của xạ trị là tiêu diệt khối u hay ngăn cho chúng phát triển. Phương pháp này sử dụng các chùm tia cường độ cao truyền vào não từ nguồn bên ngoài, nó sẽ giúp thu nhỏ khối u. Tiếp theo, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ kích hoạt các phản ứng để tiêu diệt tế bào. Tuy nhiên, xạ trị có thể không phân biệt được tế bào khối u và tế bào khoẻ mạnh nên nó có thể phá huỷ cả hai.
Các hình thức xạ trị khác nhau có thể làm giảm sự phá huỷ các mô khoẻ mạnh. CHẳng hạn như xạ trị không gian 3 chiều, trong quá trình này các tia xạ sẽ được nhắm vào khối u dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì các chùm tia yếu hơn, chúng phá huỷ rất ít các mô khoẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng có thể phá huỷ nhiều hơn tại vị trí hội tụ của các tia.
Đây là phương pháp xạ trị chuyên biệt, không phải là thủ thuật phẫu thuật. Phương pháp này cho phép bác sĩ thực hiện chính xác chùm tia X bức xạ. Chúng có thể hội tụ tia xạ chỉ tại vị trí u não, cách này làm giảm nguy cơ phá huỷ các mô khoẻ mạnh.
Bác sĩ có thể kê toa steroid cho người bị u não. Mặc dù điều này không trực tiếp điều trị khối u nhưng chúng có thể giúp người bệnh giảm bớt một số triệu chứng và khó chịu. Chúng cũng có thể cải thiện tổng trạng chung của bệnh nhân.
Thuốc chống co giật có thể giúp giảm tần suất co giật. Ngoài ra, nếu một khối u đang ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên, có thể cần bổ sung hormone.
Hóa trị đòi hỏi phải sử dụng các loại thuốc chuyên biệt để điều trị các khối u não. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc này cho các khối u ác tính nghiêm trọng hơn.
Những loại thuốc này ngăn khối u não phát triển và hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào khối u nhân đôi. Hóa trị cũng có thể làm cho các tế bào khối u bắt đầu quá trình chết giả tạo như một tế bào không phải ung thư.
Tuy nhiên, nhiều loại thuốc hóa trị liệu không thể vượt qua hàng rào máu não và sẽ không có khả năng tiếp cận khối u não. Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách đưa thuốc hóa trị vào dịch não tủy.
Bác sĩ thường kê đơn hóa trị để hỗ trợ phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên, đối với các khối u não như u lympho và u nguyên bào tủy, hóa trị có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả.
Tại Mỹ, tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở bệnh nhân u não khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, loại khối u và các yếu tố khác. Con số này so sánh khả năng một người có khối u não hay tủy sống sống sót trong 5 năm sau khi được chẩn đoán với khả năng của một người không bị ung thư.
Ví dụ, một người bị u màng não thất có 92% cơ hội sống sót nếu ung thư phát triển khi họ 20–44 tuổi. Nó giảm xuống 86% nếu được chẩn đoán ở một người từ 55–64 tuổi.
Đối với các độ tuổi giống nhau, u nguyên bào thần kinh đệm có tỉ lệ sống sót sau 5 năm lần lượt là 19% và 5%. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới có thể tiên lượng rõ ràng tình trạng cho người bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh