✴️ Bệnh suy thận mạn tính dẫn đến tình trạng tăng nitơ

Nội dung

Theo các bác sĩ, suy thận được gọi là mạn tính khi mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, cố định, có liên quan đến sự giảm số lượng nephron chức năng.

Đặc trưng của suy thận mạn là: Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần, nitơ phi protein máu tăng dần, kết thúc trong hội chứng urê máu cao.

Bệnh suy thận mạn tính rất nguy hiểm

1. Các giai đoạn của suy thận mạn tính

Tiến triển của suy thận mạn tính có thể diễn ra từ 5-10 năm hoặc lâu hơn tùy theo sự giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng và mức lọc cầu thận. Dựa vào mức lọc cầu thận, người ta chia suy thận mạn thành 4 giai đoạn sau:
– Suy thận nhẹ (giai đoạn 1).
– Suy thận vừa (giai đoạn 2).
– Suy thận nặng (giai đoạn 3).
– Suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn 4).

2. Chẩn đoán suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn được phát hiện qua khám định kỳ để theo dõi bệnh lý thận tiết niệu mạn tính hay khi tìm kiếm nguyên nhân thiếu máu, tăng huyết áp, tai biến mạch não… Bệnh được chẩn đoán thông qua hai bước là: Chẩn đoán có suy thận, chẩn đoán tính chất mạn tính dựa vào mức lọc cầu thận, các xét nghiệm, x-quang, siêu âm.
Lưu ý trong chẩn đoán phân biệt cần phân biệt suy thận mạn tính với đợt cấp của suy thận mạn.  Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, sau khi chẩn đoán xác định suy thận mạn, cần chẩn đoán nguyên nhân để có lộ trình điều trị  phù hợp nhất.

3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh suy thận mạn tính

-Giai đoạn đầu của suy thận mạn (I, II) thường có biểu hiện thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng. Những biểu hiện bệnh thường không rõ nét nên người bệnh thường không biết là mình đã bị suy thận.
-Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ vào giai đoạn III, khi mức lọc máu giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinin máu tăng trên 300 μmol/l. Lúc này các biểu hiện bệnh rất rõ ràng, Biến chứng do suy thận mạn…
Bệnh suy thận mạn tính là bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng liên quan. Suy thận mạn có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan, thay đổi về huyết học trong suy thận mạn, biến chứng ở phổi, loạn dưỡng xương ở bệnh nhân suy thận, các biến chứng thần kinh, các rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết…

4. Điều trị bệnh suy thận mạn

Điều trị suy thận mạn bao gồm: Điều trị nguyên nhân nhằm giải quyết các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn. Ngoài ra, cần điều trị bằng chế độ ăn. Bệnh nhân suy thận mạn cần có chế độ ăn ít muối, cân bằng nước, bổ sung thêm kali bằng ăn uống, bổ sung thêm kiềm, chế độ ăn đạm và năng lượng phù hợp…
Điều trị triệu chứng bao gồm:  Điều trị rối loạn điện giải; Điều trị toan máu; Điều trị tăng huyết áp; Điều trị thiếu máu; Điều trị loạn dưỡng xương…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top