Hypersplenism hay chứng cường giáp là một tình trạng lá lách hoạt động quá mức. Lách là một cơ quan có kích thước bằng nắm tay nằm phía sau dạ dày và ngay dưới khung xương sườn bên trái. Lách có hai chức năng chính: lưu trữ máu và loại bỏ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng khỏi dòng máu.
Khi lách của bạn hoạt động quá mức, hay còn gọi là "phì đại", cơ quan này sẽ loại bỏ quá nhiều tế bào máu, kể cả những tế bào khỏe mạnh. Nếu không có đủ các tế bào máu trưởng thành, khỏe mạnh, cơ thể bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Có hai loại cường lách đó là thứ phát – không do nguyên nhân nào và nguyên phát – có liên quan đến các rối loạn khác trong cơ thể. Về cơ bản, bất kỳ rối loạn nào gây ra lách to đều có thể gây ra chứng cường lách. Đó là bởi vì khi lá lách trở nên to ra, cơ quan này sẽ chứa ngày càng nhiều tế bào máu, bao gồm các tế bào máu bị hư hỏng và khỏe mạnh. Điều này ngăn các tế bào máu khỏe mạnh lưu thông và cho phép cơ thể thực hiện các chức năng bình thường và chống lại bệnh tật. Các tình trạng có thể dẫn đến lách to và chứng cường lách là:
Các bệnh gan mạn tính: bao gồm viêm gan C – bệnh lý này gây viêm gan và xơ gan - một bệnh về gan, trong đó mô sẹo chiếm lấy mô gan khỏe mạnh. Xơ gan do uống quá nhiều rượu cũng như xơ gan không do rượu đều có thể gây cường lách.
Nhiễm trùng: bao gồm bệnh sốt rét, một căn bệnh giống như cúm do muỗi truyền và bệnh lao.
Các bệnh tự miễn dịch: chẳng hạn như bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp đều gây viêm lan rộng.
Bệnh Gaucher: Đây là một bệnh di truyền này khiến chất béo tích tụ trong lách.
Bệnh ung thư: Một loại ung thư có thể gây phì đại đó là ung thư hạch, ung thư hệ bạch huyết, trong đo bao gồm cả lách của bạn.
Các triệu chứng của chứng cường lách có thể diễn ra một cách âm thầm, tuy nhiên các triệu chứng cũng có thể có các dấu hiệu:
Điều trị chứng cường lách cần liên quan đến việc điều trị tình trạng cơ bản gây cường lách. Với những bệnh nhân bị xơ gan có thể được hưởng lợi từ những thay đổi chế độ ăn. Những thay đổi này có thể bao gồm tránh uống rượu bia và sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus. Nếu bạn bị bệnh lao, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị để thu nhỏ lá lách. Trong một nghiên cứu, bức xạ liều thấp làm giảm kích thước lá lách ở 78% người tham gia và cải thiện tình trạng thiếu máu ở 75% đối tượng khác.
Những trường hợp cường lách nặng có thể cần phải cắt bỏ lá lách. Trong nhiều trường hợp, cắt bỏ lách có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi, bao gồm việc đưa một dụng cụ chiếu sáng qua các vết rạch nhỏ để cắt bỏ lá lách. Theo nghiên cứu, những người bị cắt bỏ lá lách bằng phương pháp nội soi do xơ gan và cường lách thứ phát sẽ:
Mặc dù những người không có lá lách có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn những người có lá lách nguyên vẹn nhưng các cơ quan khác của cơ thể thường có thể bù đắp cho lá lách bị mất và thực hiện các chức năng cần thiết của cơ quan này.
Cường lách có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe quan trọng, bao gồm thiếu máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, trừ khi trường hợp bạn mắc phải tình trạng đặc biệt nghiêm trọng hoặc phức tạp, các nguyên nhân cơ bản gây cường lách có thể được phát hiện và điều trị thành công. Sau đó, lách của bạn sẽ trở lại kích thước bình thường và đảm nhận chức năng bình thường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh