Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Thận chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Do đó, bạn nên cẩn thận khi có những thay đổi bất thường về tần suất, mùi, màu sắc... nước tiểu. Cụ thể:

- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Với người bình thường, tần suất đi tiểu từ 4 đến 10 lần một ngày là hợp lý.

- Có máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu vào nước tiểu, nếu bộ lọc bị hỏng, tế bào máu có thể xuất hiện trong nước tiểu.

- Nước tiểu có bọt. Bong bóng trong nước tiểu, đặc biệt là loại bong bóng bạn phải xả nước nhiều lần mới hết, là do protein xuất hiện trong nước tiểu.

Khi thận không hoạt động đúng, có nghĩa độc tố không thể thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và tồn tại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ dễ dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận.

Người mắc bệnh thận mạn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn nguy hiểm. Mỗi lần tạm ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần tạm dừng, hơi thở bình thường trở lại với một tiếng khịt mũi lớn.

Ngoài ra, liên tục ngáy to và nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Hệ thống tuần hoàn và thận trong cơ thể phụ thuộc nhau. Thận chứa nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tình trạng huyết áp cao thường gây suy thận.

Nên học cách kiểm soát huyết áp để tránh suy thận. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic giúp ngăn ngừa thiếu máu.

Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc của thận bị tổn thương là sự xuất hiện của protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến bọng quanh vùng mắt. 

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông. 

Đau lưng do suy thận kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn đau lưng liên tục và thuốc giảm đau là không hiệu quả, nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Thận không hoạt động tốt có thể dẫn đến tình trạng giữ natri làm sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. Sưng ở phần dưới cơ thể cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.

Trường hợp này phải được bác sĩ thăm khám, uống thuốc, giảm muối để ngừng sưng.

Bạn khó thở do chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận không hoạt động đúng cách. Ngoài ra, thiếu máu làm mất oxy của cơ thể cũng dẫn đến khó thở.

Có nhiều lý do gây khó thở, từ suy thận đến hen suyễn, ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu bạn liên tục có cảm giác hết hơi dù ít nỗ lực trong hoạt động, nên gặp bác sĩ ngay.

Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố và ô nhiễm trong máu. Khi chất thải tích tụ trong máu sẽ thay đổi mùi vị thức ăn và để lại mùi vị kim loại trong miệng của bạn. Bạn có thể ngừng muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng nói chung, dẫn đến giảm cân không lành mạnh.

Thông thường, vị kim loại trong miệng của bạn biến mất nếu điều trị hết nguyên nhân. Nếu nó tiếp tục xuất hiện, cần được bác sĩ thăm khám để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu thận không khỏe.

Thận khỏe mạnh giúp chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để xương chắc khỏe và sản xuất hormone Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận không hoạt động đúng sẽ tạo ra ít EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu dẫn đến cảm giác mệt mỏi cơ bắp và não của bạn. Thông thường người bệnh thận mạn tính bị thiếu máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top