Nếu có 1 trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm:
Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, tiểu ra máu, cảm thấy căng tức hay khó khăn khi đi tiểu,...
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa. Do vậy, chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt,...
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một loại hormon gọi là erythropoietin kích thích sản xuất hồng cầu trong tủy xương. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn nên các cơ và đầu óc sẽ mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này gọi là thiếu máu do suy thận.
Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là hội chứng urê huyết) khiến thức ăn có vị khác đi và hơi thở có mùi.
Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thận, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và dư thừa cholesterol; hạn chế dùng muối - một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận; không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
Tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, chống thiếu máu,... theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức vì lúc này thể trạng rất yếu, luôn trong tình trạng thiếu năng lượng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là dành dành. Sản phẩm còn có sự kết hợp với đan sâm, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ giúp bổ thận lợi tiểu, dùng tốt cho người bị suy thận, chức năng thận kém.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh