Điều khác biệt giữa sỏi mật và sỏi thận

Sỏi mật và sỏi thận là những tình trạng sức khỏe phổ biến và có thể gây nhầm lẫn. Cả hai tình trạng này đều xuất hiện do sự hình thành các viên sỏi nhỏ và gây đau nhiều. Mặc dù vậy, cả sỏi mật và sỏi thận đều có sự khác biệt đáng kể.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là tình trạng lắng đọng của dịch tiêu hóa cứng lại trong túi mật. Một người có thể hình thành một viên sỏi mật tại một thời điểm, trong khi người khác có thể phát triển nhiều viên sỏi mật cùng lúc. Sỏi mật có thể hình thanh với nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt gạo hoặc có thể to như viên sỏi hoặc quả bóng golf.

Nguyên nhân gây hình thành sỏi mật không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Túi mật rỗng bất thường: Khi túi mật không được tiết ra toàn bộ hoặc không tiết ra hết, mật có thể trở nên cô đặc và hình thành nên các tinh thể sỏi túi mật.
  • Quá nhiều cholesterol trong mật: Nếu gan bài tiết quá nhiều cholesterol hơn lượng mật có thể hòa tan, lượng mật dư thừa có thể hình thành các tinh thể. Theo thời gian, những tinh thể đó có thể hình thành sỏi mật.
  • Quá nhiều bilirubin trong mật. Cơ thể tạo ra bilirubin khi phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số tình trạng sức khỏe khiến gan không tạo ra quá nhiều bilirubin. Điều này có thể dẫn đến hình thành sỏi mật.

 

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận được hình thành từ các hóa chất trong nước tiểu. Khi nước tiểu không có đủ nước hoặc khi có quá nhiều chất thải, các hóa chất có thể kết tụ lại với tạo thành tinh thể. Trừ khi thận có thể đào thải các tinh thể ra ngoài, nếu không các tinh thể này có thể hút các khoáng chất và hóa chất khác và hình thành sỏi thận.

Có bốn loại sỏi thận khác nhau:

  • Canxi: Sỏi canxi là loại sỏi thận phổ biến nhất. Chúng thường là kết quả của các yếu tố như chế độ ăn uống, lượng vitamin D cao, rối loạn chuyển hóa hoặc phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Struvite: Sỏi struvite hình thành do nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Acid uric: Sỏi acid uric thường hình thanh do mất chất lỏng nhiều do tiêu chảy mạn tính hoặc kém hấp thu. Sỏi acid uric có thể hình thành do chế độ ăn giàu protein, bệnh đái tháo đường hoặc một số rối loạn chuyển hóa.
  • Cystine:Sỏi cystine hình thành ở những người mắc bệnh di tuyền gọi là cystin niệu.

 

Sỏi thận và sỏi mật khác nhau như thế nào?

Sỏi mật và sỏi thận là những loại sỏi rất khác nhau. Chúng ảnh hưởng đến cơ quan khác nhau, có nguyên nhân khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau.

Sỏi thận hình thành trong thận và thường liên quan đến các yếu tố như chế độ ăn và việc uống nước. Sỏi mật hình thành trong túi mật và thường có liên quan đến sức khỏe của hệ tiêu hóa tổng thể và chức năng gan.

 

Yếu tố nguy cơ của sỏi thận và sỏi mật

Bệnh sỏi mật

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật gồm:

  • Trên 40 tuổi
  • Phụ nữ
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật
  • Có một chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh liên quan đến máu khác.
  • Có lối sống ít vận động
  • Giảm cân quá nhanh
  • Dùng thuốc chứa estrogen

Bệnh sỏi thận

Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, bao gồm

  • Tiền sử gia đình bị sỏi thận
  • Bị sỏi thận trước đó
  • Mất nước
  • Sống ở vùng khí hậu ấm và khô
  • Một chế độ ăn giàu protein, giàu natri
  • Béo phì
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy mạn tính và các bệnh tiêu hóa khác
  • Bị nhiễm trùng tiết niêu lặp đi lặp lại
  • Bệnh cường cận giáp, nhiễm toan ống thận và cystine niệu
  • Dùng một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung, bao gồm thuốc điều trị đau nửa đầu và thuốc chống trầm cảm

 

Các triệu chứng của bệnh sỏi mật và sỏi thận

Bệnh sỏi mật 

Bạn có thể bị sỏi mật mà không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi sỏi mật nằm trong ống dẫn mật, chúng có thể gây tắc nghẽn và gây ra các triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Cơn đau có thể ở trung tâm dạ dày hoặc ở phần trên bên phải của dạ dày. Đau đột ngột và ngày càng nặng hơn
  • Đau lan đến giữa hai bả vai hoặc đau lệch về bên vai phải

Bệnh sỏi thận

Các triệu chứng của sỏi thận phụ thuộc vào kích thước của sỏi. Thông thường, sỏi thận lớn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau lưng dưới dữ dội
  • Đi tiểu ra máu
  • Đau bụng dưới hoặc ở bên
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Sốt, cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn

 

Điều trị bệnh thế nào?

Bệnh sỏi mật

Sỏi mật chỉ cần điều trị khi bệnh gây ra các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn chú ý đến các triệu chứng của bản thân. Khi cần điều trị, các lựa chọn bao gồm: Thuốc làm tan sỏi mật, phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Bệnh sỏi thận

Việc điều trị sỏi thận phụ thuộc vào kích thước sỏi, trong trường hợp sỏi nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài. Trong trường hợp khác, thuốc theo đơn có thể giúp giảm acid trong nước tiểu giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn. Các viên sỏi lớn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây nhiễm trùng đôi khi cần phải được phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật gồm tán sỏi bằng sóng, lấy sỏi thông qua nội soi niệu quản, phẫu thuật để lấy sỏi

 

Dự phòng bệnh thế nào?

Bệnh sỏi mật

Không có cách nào được chứng minh giúp ngăn ngừa sỏi mật, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các bước sau: Duy trì cân nặng phù hợp, thêm chất xơ vào chế độ ăn, đảm bảo tuân thủ thời gian ăn uống đều đặn. Bạn cũng nên thực hiện các mục tiêu an toàn ví dụ như giảm 0.5-1kg cân nặng mỗi tuần cho đến khi đạt được cân nặng chuẩn.

Bệnh sỏi thận

Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ sỏi thân đó là luôn uống đủ nước. Bạn nên uống nước trong suốt cả ngày và giảm lượng thức ăn nhiều muối/nhiều natri. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận, bạn cần đi khám sớm nhất có thể để nhận được tư vấn và sử dụng các loại thuốc giúp giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top