Nhắc đến đái dầm mọi người đều liên tưởng đến trẻ em. Và thật vậy, đa số đái dầm ban đêm đều xảy ra ở trẻ nhỏ. Hầu hết hiện tượng này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên với bàng quang phát triển đầy đủ.
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1-2% người lớn đái dầm, nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Một số người sẽ cảm thấy xấu hổ và không muốn chia sẻ về vấn đề này.
Nếu thỉnh thoảng trải qua một lần hoặc đái dầm duy nhất một lần, bạn có thể không có gì phải lo lắng bởi đó chỉ đơn giản là chuyện không may xảy ra. Tuy nhiên, nếu đái dầm liên tục và thường xuyên thì đó thực sự là mối quan tâm và cần được trao đổi với bác sĩ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý các vấn đề này.
Các vấn đề về nội tiết tố
Hormone chống lợi tiểu (ADH) là dấu hiệu để cảnh báo thận của bạn cần làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu. Cơ thể bạn sản sinh ra nhiều hormone hơn vào ban đêm để chuẩn bị cho giấc ngủ. Điều này giúp hạn chế nhu cầu đi tiểu trong khi ngủ. Tuy nhiên, ở một số người hormone này không được sản xuất hoặc cơ thể không đáp ứng với hormone. Bất thường của hormone này dường như có vai trò trong việc gây tiểu đêm. Mặc dù một số lý thuyết đã cho thấy nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố kết hợp gây ra.
Lý giải cho vấn đề này là do sự kết hợp của hormone ADH, cá vấn đề về giấc ngủ và chức năng hoạt động của bàng quang.
Thực hiện một xét nghiệm đơn giản để đo mức độ ADH trong máu của bạn. Nếu mức độ thấp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để hỗ trợ cơ thể phòng chống đái dầm. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến mức ADH.
Bàng quang nhỏ
Bàng quang nhỏ không thực sự nhỏ hơn kích thước so với các loại bàng quang khác. Thay vào đó, nó thường cảm thấy đầy hơn chỉ với khối lượng nước tiểu ít. Điều này có nghĩa là nó hoạt động như thể nó nhỏ hơn. Bởi vậy bạn có thể cần đi tiểu thường xuyên hơn, khó kiểm soát việc đi vệ sinh trong khi ngủ hơn.
Tập luyện bàng quang rất hữu ích cho những người bị bàng quang nhỏ về mặt chức năng. Chiến lược này giúp cơ thể bạn giữ nước tiểu trong thời gian dài hơn để tránh đái dầm. Một biện pháp hữu hiệu khác đó là đặt báo thức và dậy đi tiểu vào ban đêm.
Hoạt động cơ quá mức
Cơ bàng quang có chức năng kiểm soát hoạt động của thận. Chúng thư giãn khi bàng quang của bạn đầy và co bóp lúc trống. Nếu những cơ này co lại sai thời điểm, bạn có thể không kiểm soát được việc tiểu tiện. Tình trạng này được gọi là bàng quang hoạt động quá mức (OAB).
Hoạt động co thắt cơ bàng quang của bạn có thể được gây ra bởi các tín hiệu thần kinh bất thường giữa não và bàng quang hoặc chịu tác động của một chất kích ứng vào bàng quang chẳng hạn như rượu, caffeine, hoặc thuốc. Những sản phẩm này có thể làm cho cơ bắp kém ổn định hơn. Điều đó có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Ung thư
Các khối u bàng quang và tuyến tiền liệt có thể chặn hoặc gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Điều này có thể dẫn đến việc thận không giữ nước được, đặc biệt là vào ban đêm.
Khi khám sức khỏe bạn nên yêu cầu cả các kiểm tra về ung thư cũng như một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Sinh thiết thường cần thiết để xác định ung thư. Điều trị sớm có thể sẽ giúp bạn thu nhỏ hoặc loại bỏ khối u, ngăn ngừa các cơn đái dầm có thể xảy ra trong tương lai.
Tiểu đường
Tiểu đường với lượng đường huyết không kiểm soát được có thể làm thay đổi các vấn đề vệ sinh trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu cao, lượng nước tiểu tăng lên sẽ làm thận phải cố gắng hoạt động để kiểm soát. Điều này là nguyên nhân dẫn đến đái dầm, đi tiểu thường xuyên hơn.
Điều trị tiểu đường sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đường tiết niệu. Việc điều trị này thường đòi hỏi sự kết hợp việc thay đổi lối sống, uống thuốc hoặc cần đến tiêm insulin. Kế hoạch điều trị này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.
Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn
Ngưng thở tắc nghẽn là một hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn tắc nghẽn đường hô hấp toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Một nghiên cứu cho thấy, 7% những người có rối loạn này có triệu chứng đái dầm khi ngủ. Và khi cơn ngưng thở thường xuyên hơn, đái dầm cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị chứng ngưng thở bằng phương pháp thở áp lực liên tục sẽ khiến bạn dễ thở và ngủ ngon hơn, đồng thời giúp cải thiện việc đái dầm.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây co thắt bàng quang nhiều hơn và làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể dẫn đến đái dầm. Các loại thuốc này bao gồm thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc an thần và một số loại thuốc khác.
Thay đổi loại thuốc sử dụng có thể làm ngừng đái dầm ban đêm. Tuy nhiên nếu cần sử dụng thuốc để điều trị tình trạng khác quan trọng hơn, việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa được đái dầm. Đừng tự ý thay đổi nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.
Di truyền
Đái dầm thường được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được gen nào trong cơ thể chịu trách nhiệm cho tình trạng này, chỉ kết luận rằng nếu bố mẹ của bạn đái dầm thì nguy cơ đái dầm của bạn cũng sẽ tăng lên.
Trước khi chẩn đoán tình trạng đái dầm, bác sĩ sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Điều trị đái dầm không rõ nguyên nhân đều dựa trên các triệu chứng và những giai đoạn dự phòng trong tương lai. Điều này có thể bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.
Rối loạn thần kinh
Các rối loạn thần kinh sau đây có thể làm giảm bớt sự kiểm soát bàng quang trong cơ thể:
Những bệnh/triệu chứng này có thể khiến bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu không kiểm soát.
Điều trị các rối loạn có thể giúp giảm bớt triệu chứng kèm theo các biến chứng thứ cấp như đái dầm. Nếu việc đái dầm không dừng lại, bác sĩ có thể kê đơn để điều trị cụ thể. Điều này có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc men và nhiều hơn thế nữa.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sự tắc nghẽn có thể làm giảm dòng chảy của nước tiểu, gây ra bởi một số bệnh như:
Những triệu chứng từ các bệnh này thật sự khá khó khăn để phòng tránh. Vào ban đêm, chúng có thể gây ra dò rỉ nước tiểu và đái dầm.
Tương tự, áp lực từ sỏi hoặc khối u có thể làm cho các cơ trong bàng quang hoạt động không cần thiết. Điều này có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên và không kiểm soát được.
Đôi khi người bệnh phải cần đến một thủ thuật can thiệp để loại bỏ hoặc phá vỡ những viên sỏi lớn.
Điều trị ung thư có thể làm giảm một số khối u. Tuy nhiên với một số người, phẫu thuật vẫn thật sự cần thiết. Một khi các tắc nghẽn được loại bỏ, bạn nên cần một sự kiểm soát đường tiết niệu tốt hơn để ngăn chặn đái dầm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây tiểu tiện thường xuyên và bất ngờ. UTI thường gây viêm và kích thích bàng quang. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đi tiểu không kiểm soát và đái dầm vào ban đêm.
Điều trị UTI có thể dừng được việc đái dầm. Nếu bạn có nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể gặp phải tình trạng đái dầm thường xuyên hơn. Hãy làm việc với bác sĩ để tìm nguyên nhân cơ bản của UTIs từ đó bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương lai và kèm theo cả đái dầm.
Giải phẫu học
Nước tiểu chảy từ thận qua niệu quản đến bàng quang. Khi đến giờ đi tiểu, bàng quang của bạn sẽ co lại và nước tiểu sẽ đi qua niệu đạo ra khỏi cơ thể. Nếu bất kỳ yếu tố nào của hệ thống đó bị thu hẹp, xoắn, hoặc thiếu hụt, bạn có thể gặp các triệu chứng khó khăn khi tiểu, bao gồm cả đái dầm.
Bác sĩ có thể sử dụng các chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc siêu âm để tìm kiếm cấu trúc bất thường. Một số có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị sự thay đổi lối sống và thuốc để giúp bạn ngừng đi tiểu trong giấc ngủ.
Các phương pháp điều trị đái dầm ở người lớn có thể được chia thành ba loại chính:
Điều trị bằng thay đổi lối sống
Sử dụng thuốc
Có bốn loại thuốc chính thường được dùng để kê đơn điều trị chứng đái dầm ở người lớn. Các loại thuốc này tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái dầm ở bạn:
Phẫu thuật
Tiên lượng
Nếu bạn là người trưởng thành thường xuyên gặp phải vấn đề đái dầm thì đây có thể là dấu hiệu của một số nguy cơ về sức khỏe của cơ thể. Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngừng đái dầm và các nguyên nhân gây ra đái dầm.
Hãy tìm gặp bác sĩ để thảo luận về những vấn đề đang xảy ra.
Hẹn khám bác sĩ để thảo luận về những gì đang xảy ra. Bác sỹ sẽ xem xét các triệu chứng, tiền sử sức khỏe, tiền sử gia đình, thuốc men và các ca phẫu thuật trước đó. Bác sĩ có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm để tìm nguyên nhân cơ bản. Việc tìm kiếm cách điều trị sẽ giúp giảm nhẹ hoặc ngừng đái dầm và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh