✴️ Lưu ý khi mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Chính vì thế một vài lưu ý khi mắc bệnh sỏi thận dưới đây sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ tái phát lại.

 

1. Uống nhiều nước

Bình thường sỏi nhỏ thì chỉ cần uống nhiều nước là có thể đào thải ra bên ngoài. Đồng thời, nước cũng có tác dục làm loãng nước tiểu, có hiệu quả giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các khoáng chất và các loại muối có nồng độ cao, có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi.

Uống nhiều nước sẽ giúp đào thải các sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể dễ dàng

 

2. Hạn chế lượng hấp thụ những vật chất có hàm lượng canxi cao

Việc hấp thụ những vật chất canxi và canxi hàm lượng cao từ các sản phẩm được làm ra từ sữa như sữa bò, bơ, pho mát.. là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên sỏi thận, là thành phần chủ yếu của sỏi, do đó, nếu bạn có sỏi hoặc đã từng có sỏi thì nhất định phải chú ý sự hấp thu các thực phẩm có hàm lượng canxi cao.

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận. Ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

 

3. Bổ sung chất xơ và vitamin thích hợp

Chất xơ, rau xanh đều tốt cho những người đang bị sỏi thận, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn những loại thực phẩm tuyệt vời này. Vitamin là vật chất quan trọng duy trì trạng thái bình thường của nội mô niệu đạo, có hiệu quả trong việc phòng tránh tái phát sỏi thận, như bổ sung vitamin B thường có trong gạo, cá…

 

4. Vận động hợp lý

Sự hình thành sỏi thận một phần là do sự thiếu vận động. Quá trình vận động sẽ giúp cho chất canxi đi đến các xương khớp, cả ngày nếu chỉ ngồi một chỗ dễ khiến canxi trong cơ thể tích tụ lại, từ đó mà hình thành sỏi thận. Do đó, đừng cả ngày ngồi mãi một chỗ, nên vận động vừa phải, ra ngoài đi đi lại lại.

 

5. Tránh những thực phẩm có chứa hàm lượng axít oxalic

Canxi oxalat chiếm phần lớn 60% sỏi vì thế nên hạn chế dùng những thực phẩm chứa hàm lượng axit oxalic cao, bao gồm các loại thực phẩm như: Rau chân vịt, củ cải tía, rau cần, nho, dâu tây..và một số loại đậu như: đậu tương, đậu phụ… Đồng thời cũng nên hạn chế sử dụng nước uống chứa muối khoáng và cồn.

 

6. Lưu ý lượng protein và muối

Người bệnh sỏi thận nên lưu ý hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể bởi nó có thể khiến bệnh nặng hơn

Lượng protein đưa vào cơ thể có liên quan trực tiếp đến sự hình thành sỏi thận, đầu tiên sẽ xuất hiện acid uric, canxi và phốt pho trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận. Khi đã có sỏi chỉ cần chúng ta hoạt động cực mạnh sẽ có thể dẫn đến tổn hại những cơ quan bên trong, thậm chí là dẫn đến đi tiểu ra máu. Việc gia tăng lượng muối vào quá nhiều sẽ khiến đường tiểu càng bị nhiễm nặng, khiến bạn đau hơn.

 

7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin

Đó là những thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top