Thông thường chỉ khi nào thận thực sự có vấn đề thì chúng ta mới nghĩ đến thận của mình. Nhưng thận là một bộ phận vô cùng quan trọng, với chức năng vô cùng quan trọng là lọc máu để tạo ra nước tiểu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào thận cũng hoạt động bình thường. Có khoảng 3 triệu người ở Anh có bệnh về thận, và như vậy là rất nhiều người.
Tuy nhiên, có rất nhiều những hiểu nhầm tai hại về các triệu chứng, phương pháp chữa trị, hay những người có nguy cơ cũng như nhận thức chung về bệnh thận. Sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến kết quả là 1/3 số người mắc bệnh thận không được chẩn đoán và cũng không biết là mình đang mắc bệnh.
Bác sĩ Charlie Tomson, chuyên gia tiết niệu ở bệnh viện Newcastle phân loại những sự thật ra khỏi các lầm tưởng để bạn có thể có được quả thận khỏe mạnh:
Bạn nghĩ bạn sẽ nhận ra khi có gì đó không ổn? Hãy nghĩ lại đi. Trong nhiều trường hợp, bệnh thận là những “sát thủ thầm lặng”. Đó là bởi vì các triệu chứng thường không biểu hiện rõ cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Thông thường, cơ thể người có khả năng đối phó được với việc chức năng thận suy giảm, thậm chí là tới tận khi suy thận rõ rệt. Vì vậy, các vấn đề về thận thường không được phát hiện sớm.
Các dấu hiệu chính có thể nghĩ đến bệnh thận có thể bao gồm:
Bệnh thận được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, và thường là sự tổ hợp của nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp, những tình trạng gây căng thẳng lên thận kéo dài, chẳng hạn như huyết áp hay bệnh tiểu đường, là những nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh thận.
Những yếu tố tiềm ẩn khác bao gồm sỏi thận, viêm cầu thận và những chấn thương vùng thận.
Thực tế có 5 giai đoạn bệnh thận, được xác định bởi tốc độ lọc máu của thận. Ở giai đoạn 1 và 2, khi bệnh thận được phát hiện sớm, bệnh có thể thuyên giảm sau khi người bệnh uống thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 5, nghĩa là thận đã suy hoàn toàn, người bệnh sẽ cần ghép thận để giữ được mạng sống.
Do đó, điều thực sự quan trọng là những người có nguy cơ cần phải đi kiểm tra vì việc điều trị có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh, thậm chí trong một số trường hợp còn làm đảo ngược sự khởi phát.
Vẫn có nhiều người có bệnh thận vẫn có thể có một cuộc sống bình thường, chỉ cần họ kiểm soát được tình trạng bệnh qua việc đi khám sức khỏe đều đặn, dùng thuốc theo đơn của bác sỹ và có một chế độ ăn uống cũng như luyện tập lành mạnh.
Có rất nhiều những hiểu nhầm tai hại về các triệu chứng, phương pháp chữa trị, hay những người có nguy cơ cũng như nhận thức chung về bệnh thận. Sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến kết quả là 1/3 số người mắc bệnh thận không được chẩn đoán và cũng không biết là mình đang mắc bệnh.
Bác sĩ Charlie Tomson, chuyên gia tiết niệu ở bệnh viện Newcastle phân loại những sự thật ra khỏi các lầm tưởng để bạn có thể có được quả thận khỏe mạnh:
Bệnh thận có thể rất khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Không phải ai được chẩn đoán mắc bệnh thận đều sẽ tiến triển đến mức suy thận và cần chạy thận nhân tạo.
Thông thường, quả thận của chúng ta lọc máu để loại bỏ những chất thải gây hại cùng các chất lỏng dư thừa và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, khi bị suy thận, thận sẽ không thể làm được những việc đó một cách hiệu quả nên việc lọc máu có thể giúp hỗ trợ thận trong công việc này. Rất may, chỉ một tỉ lệ nhỏ những người mắc bệnh thận mới tiến triển đến giai đoạn này.
Những gì bạn ăn vào có vai trò quan trọng đến sức khỏe của thận. Có một chế độ ăn lành mạnh là rất quan trọng với tất cả chúng ta. Với bệnh thận, một chế độ ăn tốt có thể có ảnh hướng lớn đến tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Một chế độ ăn ít dầu mỡ và muối cùng với duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thận.
Khi bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn muộn, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để giúp kiểm soát các triệu chứng.
Một khi bệnh thận đã ở giai đoạn mạn tính thì không may rằng không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của việc điều trị là để giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Tuy hầu hết những người bị bệnh thận sẽ cần phải uống thuốc để kiểm soát bệnh, điều quan trọng họ cần làm là tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng muối nạp vào và giữ đường huyết ở mức thấp.
Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu thì đúng là bạn nên chữa trị ngay. Viêm đường tiết niệu là hệ quả của việc vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường tiết niệu. Điều này dẫn đến sưng, đau khi đi tiểu, và cảm giác mót tiểu liên tục. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu thường không dẫn đến tổn thương thận kéo dài nếu được chữa đúng cách.
Điều quan trọng cần chú ý đó là một vài trường hợp viêm đường tiết niệu có thể là dấu hiệu của một tình trạng nền nào đó có khả năng gây tổn thương thận, ví dụ như sỏi thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh