Một số người cho rằng việc bàng quang nhỏ là nguyên nhân của việc thường xuyên đi tiểu, nhưng đó thực ra lại rất ít khi là nguyên nhân của vấn đề này. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, bàng quang có thể giữ được khoảng từ 250-500 ml nước. Nguyên nhân thực sự của việc hay đi tiểu là do việc yếu cơ, các tác dụng không mong muốn của thuốc, nhiễm trùng hoặc các tổn thương về thần kinh.
Đi tiểu một lần trong đêm là chấp nhận được nhưng nếu bạn đi tiểu 2 lần hoặc nhiều hơn trong đêm (hay còn gọi là tiểu đêm) bạn sẽ cần phải đi khám bác sỹ. Để tìm ra nguyên nhân vấn đề của bạn, bác sỹ có thể cần có nhiều thông tin hơn, như số lần đi tiểu trong ngày của bạn, lượng nước bạn uống và tên các loại thuốc bạn đang dùng cũng như các tình trạng bệnh tật của bạn. Một số nguyên nhân dẫn đến việc tiểu đêm bao gồm uống nhiều nước trước khi ngủ, phì đại tiền liệt tuyến, tác dụng của một số loại thuốc và bàng quang hoạt động quá mức.
Nhu cầu uống nước là khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào kích thước cơ thể và tần suất hoạt động của bạn. Bạn có thể sẽ không cần tới 8 cốc nước một ngày. Lời khuyên tốt nhất để có một sức khỏe tốt là hãy uống khi bạn khát và tránh để bị mất nước. Làm được việc này bạn sẽ làm cho nước tiểu không bị quá nhiều và làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Các vấn đề về bàng quang có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau. Các vấn đề này thường phổ biến hơn ở một số nhóm nhất định, như nhóm phụ nữ vừa sinh con, người già, nam giới có tiền sử các bệnh về tuyến tiền liệt và những người đã từng bị chấn thương cột sống. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn.
Các bác sỹ cho rằng, một bàng quang khỏe mạnh là bàng quang phải có khả năng giữ được một lượng nước thông thường. Bạn có thể sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về những gì bạn uống. Caffein là chất gây kích thích bàng quang. Hãy cân nhắc về việc giảm số lượng cà phê bạn uống vào buổi sáng hoặc ngừng uống cola.
Phì đại tiền liệt tuyến có thể gây ra việc đi tiểu thường xuyên hơn nhưng bàng quang tăng hoạt động cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Triệu chứng của 2 tình trạng này có thể sẽ tương tự nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị lại hoàn toàn khác nhau. Phì đại tiền liệt tuyến làm tăng áp lực lên niệu quản của bạn trong khi bàng quang hoạt động quá mức lại là vấn đề về việc kiểm soát cơ. Trao đổi với bác sỹ về triệu chứng của bạn và hỏi về các xét nghiệm có thể bạn sẽ phải làm.
Bạn từng nghe nói rằng phụ nữ luyện tập bài tập này để kiểm soát hoạt động của bàng quang, nhưng các bác sỹ cũng khuyên nam giới nên luyện tập bài tập này. Cơ ở tầng chậu giúp bạn kiểm soát việc khi nào bạn sẽ bắt đầu tiểu và khi nào dừng. Khi bàng quang rỗng, bạn hãy thử co cơ này trong khoảng 3-5 giây sau đó thư giãn cơ. Giữ bụng, mông và chân thoải mái. Lặp lại quá trình này 3 lần, mỗi ngày luyện tập 10 lần như vậy. Bạn có thể luyện tập Kegel ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không sợ bị ai chú ý. Hãy luyện tập khi đang nằm, đang đứng và đang ngồi.
Luyện tập bàng quang là bước đầu tiên bạn có thể làm để giúp đỡ những bệnh nhân mắc chứng bàng quang hoạt động quá mức. Bạn sẽ lên kế hoạch cho việc đi toilet của mình và cố giữ để mình không đi toilet vào những khoảng thời gian ở giữa các lần. Dần dần, bạn có thể giữ việc không đi toilet lâu hơn. Cùng với việc luyện tập Kegel, bạn có thể giảm tình trạng bàng quang tăng hoạt động xuống còn một nửa.
Một lối sống lành mạnh có thể dự phòng và làm giảm các vấn đề về bàng quang. Thường xuyên tập thể thao và tập bài tập Kegel có thể hạn chế việc đi tiểu không kiểm soát, hoặc són tiểu xảy ra khi ho, cười hoặc hắt hơi. Và cũng bởi vì việc thừa quá nhiều cân sẽ gây ra các vấn đề về bàng quang nên việc giảm cân cũng giúp ích cho việc kiểm soát bàng quang tốt hơn.
Nếu các vấn đề về bàng quang làm phiền bạn, hãy trao đổi với bác sỹ. Tiểu tiện không tự chủ là một tình trạng bệnh lý chứ không phải là một phần của tuổi già. Điều tị có thể giúp cải thiện các triệu chứng và cuộc sống của bạn theo từng ngày. Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn và tình hình sức khỏe chung của bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh