Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhiễm khuẩn trong hệ bài tiết nước tiểu của cơ thể. Hệ thống này gồm:

  • Thận
  • Các niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
  • Bàng quang
  • Các niệu đạo (ống ngắn dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể)

Nhiễm trùng thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang. Bệnh cũng có thể đi từ bàng quang vào niệu quản và thận.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây nên, các vi khuẩn này tồn tại ở da, ở phân, hậu môn.

Khi vi khuẩn từ các nơi đó thâm nhập vào hệ tiết niệu, chúng sẽ nhân lên và gây đau buốt, khó chịu.

Vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu theo một số cách như:

  • Một phần đường niệu bị tắc nghẽn (dó  áp lực từ tử cung)
  • Quan hệ tình dục
  • Ống thông (ống đặt vào bàng quang làm trống bàng quang)
  • Phân dính lại ở âm đạo do dùng giấy lau khi đi cầu.


Phụ nữ mang thai có dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn không?

Bất cứ ai cũng có thể viêm đường tiết niệu, nhưng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai lại dễ mắc bệnh hơn cả. Ở phụ nữ có thai, hormone gây ra sự thay đổi đường tiết niệu, từ đó gây ra nhiễm trùng. Thêm vào đó, tử cung lớn dần chèn ép bàng quang, khiến họ không thể đi tiểu hết. Sự ứ đọng nước tiểu này có thể là nguồn cơn của bệnh viêm nhiễm. Nếu không điều trị, những bệnh viêm nhiễm đó có thể gây nhiễm trùng thận. Viêm đường tiết niệu và viêm thận ở phụ nữ có thai nên được điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng.

 

Làm thế nào để biết có viêm đường tiết niệu hay không?

Triệu chứng viêm đường tiết niệu gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
  • Đi tiểu khó khăn
  • Thấy nóng hoặc chuột rút ở bụng dưới hoặc thắt lưng
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường

 

Viêm đường tiết niệu có gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không?

Nếu chăm sóc hợp lý, viêm đường tiết niệu khó có thể gây ra bệnh về sức khỏe nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh viêm nhiễm liên quan tới bàng quang và niệu đạo đều có giới hạn, nhưng đôi khi chúng có thể gây viêm thận. Một khi các bệnh nghiêm trọng xuất hiện, viêm đường tiết niệu có thể khiến thai phụ chuyển dạ sớm và sinh con nhẹ cân.

 

Tôi nghĩ mình mắc bệnh viêm đường tiết niệu rồi. Vậy tôi phải làm sao?

Nếu bạn nghĩ  mình bị viêm đường tiết niệu, hãy đi kiểm sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu trong nuớc tiểu của bạn. Cũng có thể họ sẽ xét nghiệm nuớc tiểu để xem loại vi khuẩn nào trong đó. Nếu bệnh viêm nhiễm gây khó chịu quá mức, bạn có thể được điều trị trước khi có kết quả xét nghiệm.

 

Viêm đường tiết niệu được điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu được điều trị bằng kháng sinh. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc 3-7 ngày hoặc chuyên gia tư vấn sức khỏe sẽ quyết định xem bạn nên điều trị ra sao. Triệu chứng có thể biến mất trong 3 ngày. Vẫn nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi triệu chứng biến mất (trừ khi chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo ngừng dùng thuốc). Bác sỹ sẽ cân nhắc chọn loại thuốc nào phù hợp, tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

 

Làm thế nào để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu?

Khi đi đại tiện, lau chùi sạch sẽ từ trước ra sau

Đi tiểu ngay sau khi quan hệ

Sử dụng dung dịch bôi trơn trong khi quan hệ nếu bạn thấy khô rát

Không thụt rửa

Tránh dùng xà phòng, nước rửa quá mạnh, nhiều mùi lạ

Thay đổi tấm lót vệ sinh nữ thường xuyên

Rửa vùng bộ phận sinh dục bằng nước ấm trước khi quan hệ tình dục.

Mặc quần lót cotton

Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top