✴️ Nhiễm trùng đường tiểu có lây không?

Nội dung

1. Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Nhiễm trùng đường tiểu cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tránh lây nhiễm cho người khác

 

2. Nhiễm trùng đường tiểu có lây không?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiểu, chủ yếu là do số vi khuẩn gây như Enterobacter, S. sprophyticus, E.coli, Proteus, nấm… gây ra.

Người bị sỏi thận ở bàng quang cũng có nguy cơ nhiễm trùng nước tiểu cao, do ứ đọng các chất cặn bã ở bàng quang gây tích tụ vi khuẩn.

Ngoài ra, một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai,… cũng gây nhiễm trùng đường tiểu nếu không sớm điều trị dứt điểm. Mức độ lây lan nhanh nếu người bệnh và đối tác có quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, vì ống niệu đạo của phụ nữ nối với bàng quang ngắn hơn ở nam giới.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nhiễm trùng đường tiểu có thể do một số bệnh như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục,… gây ra. Các bệnh lý nguy hiểm này có khả năng lây lan rất nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống quan hệ vợ chồng cũng như sức khỏe người bệnh.

3. Mắc nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao?

Khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ đó định hướng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Việc chẩn đoán và xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cho bác sĩ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp với cơ thể của người bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nhẹ và chưa di căn thành biến chứng thì có thể được chữa khỏi từ 7 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, sau khi chữa trị người bệnh cũng nên tái khám lại để kiểm tra và xem bệnh có dấu hiệu tái phát không. Trong trường hợp, nam giới bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt thì việc điều trị thuốc kháng sinh có thể kéo dài trên 3 tuần.

Ngoài ra, để việc điều trị bệnh đạt kết quả cao thì nam giới nên tập cho mình thói quen sinh hoạt hợp lý như đi vệ sinh trước và sau khi quan hệ, vệ sinh vùng kín mỗi ngày, quan hệ tình dục an toàn, … Nếu có các dấu hiệu của bệnh thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top