✴️ Suy thận độ 1 có hồi phục không?

Suy thận độ 1 có hồi phục không là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bệnh. Bởi căn bệnh này có thể tiến triển và gây đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh rất nhanh nếu không được can thiệp kịp thời. Một số thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản nhất về suy thận độ 1 để từ đó chủ động phòng tránh, xử lý đúng đắn nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

 

1. Suy thận độ 1 là gì?

Suy thận độ 1 là giai đoạn khởi phát trong quá trình hình thành bệnh suy thận mạn tính. Ở giai đoạn này, thận bị suy giảm chức năng lọc và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình cụ thể vì thế bệnh nhân thường khó phát hiện sớm.

Suy thận độ 1 mới chỉ là giai đoạn đầu nên nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng bệnh vẫn chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mình. Họ không biết rằng đây chính là giai đoạn dễ phát triển mạnh nhất. Nếu không phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời, lâu dần bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khiến các chức năng của thận bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

 

2. Đi tìm nguyên nhân gây bệnh để biết suy thận độ 1 có hồi phục không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là:

Yếu tố bệnh nền: bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu khuẩn,…

Yếu tố di truyền

Lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen, Naproxen,….trong một thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận

Tắc nghẽn, xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ

 

3. Các triệu chứng của bệnh suy thận độ 1

Bệnh nhân suy thận độ 1 thường xuất hiện một vài triệu chứng như đau vùng hố thắt lưng, thiếu máu nhẹ,…

 

Bệnh nhân xuất hiện một số biểu hiện bất thường như:

Thiếu máu nhẹ: bệnh nhân thường xuyên hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy trong máu.

Đau hai bên hố lưng: đôi khi người nhận xuất hiện những cơn đau vùng hố thắt lưng, cạnh sườn gần với thận. Cơn đau không âm ỉ nhưng chạm vào sẽ đau.

Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn: do không thể đào thải các chất ra khỏi ngoài cơ thể sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và mất cảm giác thèm ăn.

Nước tiểu sẫm màu hơn người bình thường

 

4. Chẩn đoán người mắc bệnh suy thận độ 1

Vì các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng nên để có thể kết luận được bệnh nhân có mắc bệnh hay không cần dựa vào một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

Chỉ số suy thận hay chính là chỉ số creatinin không vượt quá ngưỡng bình thường >1,2mg/dl

Phát hiện tổn thương thông qua việc siêu âm MRI, chụp X-quang, chụp CT scan

Nồng độ máu hemoglobin <130 umol/l.

 

5. Suy thận độ 1 có hồi phục hay không ?

Nỗi lo của nhiều người bệnh là suy thận độ 1 có thể phục hồi không

 

Suy thận độ 1 có phục hồi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng gây bệnh. Căn cứ vào các yếu tố này bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Nếu được phát hiện sớm, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt khoa học thì khả năng hồi phục là hoàn toàn có thể. Người bệnh cần giữ sự kiên trì và tinh thần tuân thủ nghiêm chỉnh mọi chỉ định của bác sĩ.

 

6. Suy thận độ 1 có hồi phục hay không và các hướng điều trị

Tùy vào tình trạng người bệnh và các bệnh lý kết hợp, bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định điều trị cụ thể đối với từng bệnh nhân. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị, không chủ quan trong quá trình điều trị. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ một số loại thuốc hỗ trợ như:

Thuốc hạ đường huyết, chống cao huyết áp.

Sử dụng các loại thuốc cho xương khớp chắc, khỏe như vitamin D3, canxi,..

Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu như Epo Beta…

Thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc chống rối loạn kiềm natri.

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.

Suy thận độ 1 có hồi phục hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình điều trị

Cần kiên trì và có một phác đồ điều trị hợp lí để đạt hiệu quả tốt hơn. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ.

 

7. Chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết cho người bị suy thận độ 1

Suy thận độ 1 có hồi phục hay không? Để giữ được sức khỏe cho chính mình và những xung quanh, thì chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng với chúng ta.

Uống đủ nước để thận hoạt động tốt hơn

Sử dụng các loại ngũ cốc, ăn trái cây tươi giàu vitamin và chất dinh dưỡng.

Tăng cường sử dụng các loại rau xanh trong mỗi bữa ăn như bắp cải, súp lơ,…

Nên ăn thực phẩm ít chất đạm: không ăn các loại thịt có màu đỏ, không ăn nhiều đồ mỡ và hạn chế lượng muối hấp thụ hàng ngày

Nên ăn các loại tinh bột như: miến dong, gạo lứt, sắn dây,….vì có lượng đường thấp.

Hạn chế thực phẩm từ sữa, có chứa quá nhiều đường để kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn

Tránh xa những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

Không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất kali, photpho, chất béo từ động vật

Kiêng các loại nội tạng động vật

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh

Ngoài chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, chúng ta cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để thuận lợi cho việc hoạt động các chức năng thận.

 

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Suy thận độ 1 có hồi phục hay không? Lời giải đáp nằm ở ý thức tự phòng bệnh của chính chúng ta. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tiến triển, chúng ta cần tuân theo một số nguyên tắc như:

Có chế độ ăn uống khoa học

Rèn luyện thể dục thể thao như: yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh,…

Ngủ đủ giấc và uống đủ nước

Kiểm soát đường huyết của bản thân: do những người bị tiểu đường nếu không kiểm soát được lượng máu sẽ tăng nguy cơ cao mắc bệnh suy thận độ 1.

Kiểm soát huyết áp: nên duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg.

Sử dụng đúng thuốc theo chỉ định bác sĩ, không tự ý sử dụng hay ngừng sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị

Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng độc giả đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ” Suy thận độ 1 có hồi phục không?”. Hãy quan tâm và lắng nghe cơ thể của bạn để khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào để có cách xử trí kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top