Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là lọc máu là một trong số những cách điều trị tình trạng suy thận. Việc chạy thận sẽ làm thay một số công việc mà bình thường thận khỏe mạnh vẫn làm, ví dụ như: Loại bỏ các chất cặn bã, ví dụ như ure ra khỏi máu; duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể; loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.
Chạy thận là phương pháp điều trị cần thiết cho các trường hợp suy thận cấp và mạn, ngộ độc cấp và một số nguyên nhân khác khi có chỉ định.
Những biến chứng thường gặp nhất theo thứ tự tần suất là tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%).
Bao gồm hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng (phản ứng màng lọc), rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.
Để việc chạy thận đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần:
Sốc phản vệ khi chạy thận thường được gọi là phản ứng màng lọc. Đây là một nhóm lớn các biến cố bao gồm cả các phản ứng phản vệ lẫn các phản ứng không rõ ràng, có nguyên nhân chưa rõ. Có hai loại: loại phản vệ (loại A) và loại không đặc hiệu (loại B)
- Loại A (loại phản vệ): Triệu chứng nặng xảy ra là các phản ứng phản vệ. Khó thở, cảm giác nóng tại vùng tiếp cận mạch máu hoặc khắp cơ thể là những triệu chứng thường gặp. Ngưng tim và thậm chí tử vong có thể xảy ra. Những trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ có triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt. Các triệu chứng tiêu hóa như đau quặn bụng hoặc tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau chạy thận, nhưng đôi khi có thể trong vòng 30 phút hoặc hơn. Nguyên nhân của phản ứng loại A có thể do:
- Dị ứng với ethylene oxide (dùng để tiệt trùng màng lọc khi chạy thận)
- Dịch lọc nhiễm bẩn
- Sử dụng lại màng lọc
- Do sử dụng heparin (heparin được sử dụng trong quá trình chạy thận để ngăn ngừa tình trạng đông máu)
- Tăng eosinophile máu.
Xử trí an toàn nhất là ngưng chạy thận ngay
- Loại B: (không đặc hiệu) Triệu chứng. Các triệu chứng chính của phản ứng loại B là đau ngực, đôi khi kèm theo đau lưng. Khởi đầu triệu chứng thường 20-40 phút sau khi bắt đầu chạy thận. Phản ứng loại B ít nghiêm trọng hơn loại A rất nhiều.
Nguyên nhân gây phản ứng loại B hiện chưa được biết đến. Bệnh nhân xuất hiện phản ứng loại B vẫn có thể tiếp tục chạy thận và nên được cho thở oxy.
Sốc phản vệ nói chung đều nguy hiểm bởi khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống, có thể gây tử vong. Do vậy, khi phản ứng phản vệ xảy ra, cần được xử trí ngay, ví dụ như ngừng chạy thận (nếu phản ứng loại A) và xử trí theo phác đồ xử trí sốc phản vệ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh