1. Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường
1.1. Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết hay tăng đường huyết đột ngột có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải được cấp cứu nhanh chóng, theo dõi sát và điều trị kịp thời.
1.2. Biến chứng mạn tính
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.
Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, người bệnh bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.
65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh nhân tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.
2. Phòng biến chứng cho người bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa, cần điều chỉnh ăn uống, tập luyện hợp lý. Ở mức đường huyết của bạn, có thể điều trị bằng dược liệu đông y.
Liệu pháp không dùng thuốc: Việc tuân thủ chế độ ăn và tập luyện đúng cách góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các loại đường hấp thu nhanh (nước ngọt, bánh ngọt, trái cây khô…). Thay vào đó, ăn nhiều rau xanh làm giảm hấp thu đường và cholesterol sau ăn, tránh táo bón.
Đối với việc tập luyện, nên tập các môn thể thao vừa sức, nên có cường độ nhẹ nhàng lúc đầu, tăng dần theo thời gian, tập luyện đều đặn 30-45 phút mỗi ngày.
Ở những người bị bệnh tiểu đường, căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu theo những cách khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần quản lý cảm xúc của mình, tránh căng thẳng, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng.
Liệu pháp dùng thuốc: người bệnh cần thăm khám và theo dõi thường xuyên. Trong quá trình dùng thuốc chữa trị cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm, bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều chỉnh thuốc.
Trong điều trị tiểu đường, ngoài việc kiểm soát chỉ số đường huyết, cũng cần theo dõi các vấn đề liên quan như chỉ số mỡ trong máu, chức năng gan và thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh