Một số trẻ em sinh ra đã gặp phải hiện tượng như bị sa dạ dày, chức năng cơ thắt thực quản dưới kém gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, béo phì cũng là một nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý. Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi khiến acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Stress là thủ phạm giấu mặt gây trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh không để ý. Stress khiến cơ thể huy động thành phần cortisol gây tăng acid HCl và Pepsine. Chất Pepsine sẽ làm tăng tính kích thích của trào ngược. Ngoài ra, nó còn phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho axit HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản.
Những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản. Dạ dày của người bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.
Nếu bạn ăn quá no, thường xuyên ăn khuya hay ăn các loại trái cây có tính axit như chanh, cam, bưởi, khế, ăn khi đói, ăn quá nhiều các đồ ăn nhanh, chiên rán sẽ rất dễ mắc bệnh trào ngược thực quản dạ dày.
Những nghiên cứu cũng cho thấy, những người sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn người bình thường.
Lựa chọn chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách với một số lưu ý như:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh