✴️ Ai dễ mắc viêm gan B? Bạn hãy đọc để có biện pháp

Bệnh viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm nhưng diễn biến âm thầm, khó nhận biết. Vì vậy người bệnh dễ bỏ qua, đến khi có các dấu hiệu như: vàng da, vàng mắt, đau bụng, nôn mửa, nước tiểu đậm mới đi thăm khám thì bệnh đã diễn biến nặng cần điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho gan. Khoảng 20% dân số Việt Nam mắc virus viêm gan B (HBV) và gần 400 triệu người trên toàn thế giới nhiễm viêm gan B mạn tính. Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh suy gan, xơ gan, ung thư gan. Vậy đối tượng nào dễ mắc viêm gan B? đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

 

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (virus HBV) gây ra

 

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm phải virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan. Viêm gan do virus HBV xâm nhập có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính và mạn tính.

Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất tới 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu nó xâm nhập vào cơ thể của một người chưa bị mắc bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của virus trung bình là 90 ngày, nhưng có thể thay đổi trong khoảng 30 đến 180 ngày. HBV có thể được xác định từ 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm và có thể với thời kỳ lâu hơn.

Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Nhưng hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus HBV và có thể hồi phục hoàn toàn loại bỏ virus trong vòng sáu tháng. Tuy nhiên một số người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh không thể loại trừ virus này và bị nhiễm bệnh mãn tính sống chung với viêm gan B suốt đời. Tỷ lệ này ở Việt Nam chiếm số lượng khá cao, đồng thời bệnh viêm gan B mạn tính cũng chiếm tỷ lệ gây xơ gan, ung thư gan cao hơn viêm gan B cấp tính.

 

Đối tượng dễ mắc viêm gan B

Viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng các đối tượng sau đây có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao, đó là:

Người sử dụng kim tiêm với người mắc bệnh viêm gan B.

Người hay đi xăm làm móng tại những địa chỉ không uy tín.

uan hệ tình dục với nhiều người không dùng biện pháp an toàn.

Trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan virus B.

Các nhân viên y tế hoặc các bác sĩ khi làm việc tiếp xúc với người bệnh.

 

Virus viêm gan B lây qua đường nào?

Có 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B đó là: đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con.

Lây truyền qua đường máu

Bệnh viêm gan B rất dễ lây truyền qua đường máu nếu dùng chung bơm kim tiêm hay dính máu người nhiễm viêm gan B

 

Một trong những con đường chủ yếu và nhanh nhất lây lan căn bệnh viêm gan B là đường máu. Những trường hợp hiến máu hoặc truyền máu, tiêm, xăm hình nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách thì khả năng lây nhiễm viêm gan B là rất cao. Ngoài ra, không nên dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người mắc bệnh bởi nó rất dễ lây nhiễm virus viêm gan B từ người mắc bệnh sang người lành thông qua các vết trầy xước và chảy máu ở chân răng, lợi khi đánh răng và các vết xước tại cằm khi cạo râu.

Lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B cũng là một trong các nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây nên viêm gan B hiện nay. Nếu trong gia đình có vợ hoặc chồng bị mắc bệnh viêm gan B, bạn cần đi thăm khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm.

Lây truyền từ mẹ sang con

Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao. Nếu không có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh kịp thời thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất lớn. Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau 24h chính là cách tốt nhất giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus từ mẹ.

 

Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan B có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Vì vậy nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Điều bạn cần thực sự chú ý đó là: virus viêm gan B thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện, vì vậy người bệnh dễ bỏ qua. Đến khi có các dấu hiệu như: vàng da, vàng mắt, đau bụng, nôn mửa, nước tiểu đậm mới đi thăm khám thì bệnh đã diễn biến nặng và phải điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho gan.

 

Các biểu hiện khi mắc viêm gan B

Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan, suy gan rất nguy hiểm. Sau đây là những triệu chứng của bệnh viêm gan virus B bạn cần lưu ý.

Sốt, mệt mỏi, đau nhức khớp.

Chán ăn.

Hay có hiện tượng buồn nôn, ói mửa.

Nước tiểu vàng, sẫm.

Đau bụng.

Phân có màu xanh xám hoặc sẫm màu.

Rối loạn tiêu hóa.

Vàng mắt, vàng da.

Xuất huyết dưới da.

Đau hạ sườn phải.

Bụng chướng.

 

Điều trị viêm gan B như thế nào?

Điều trị viêm gan B là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp điều trị thành công, suốt quãng đời về sau không phải lo lắng về bệnh tật. Mục tiêu chính trong điều trị:

– Ổn định men gan (SGOT, SGPT).

– Ức chế virus Viêm gan B về dưới ngưỡng phát hiện.

– Tạo chuyển đảo huyết thanh, hình thành kháng thể để có thể loại bỏ virus ra ngoài cơ thể.

Do vậy cần có phác đồ thích hợp cho từng người và thời gian để cơ thể đáp ứng với điều trị. Nếu Viêm gan B được phát hiện sớm, điều trị phác đồ thích hợp, bệnh nhân kiên trì chữa trị thì có tỷ lệ loại bỏ virus thành công rất cao.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top