Thực quản là một cơ quan hình ống, nối liền giữa miệng và dạ dày. Bệnh Barett thực quản xảy ra khi các mô bề mặt bình thường của thực quản bị thay thế bởi một mô khác. Loại mô thay thế này có tính chất tương tự như các mô ở bề mặt của ruột. Sự thay đổi mô này được gọi là chuyển sản ruột.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ, và tỉ lệ xảy ra là khoảng 1.6 - 3% dân số. Các bệnh nhân mắc phải tình trạng này phải đối mặt với sự gia tăng nguy cơ xuất hiện ung thư biểu mô tuyến thực quản, một dạng ung thư hiếm gặp.
Những người mang bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong thời gian dài thường hay mắc phải bệnh Barrett thực quản nhất.
Nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh Barrett thực quản cũng có thể gặp các triệu của GERD. Các triệu chứng này bao gồm:
Phần lớn các bệnh nhân có bệnh Barrett thực quản không gặp phải các triệu chứng này.
Một số thực phẩm và thức uống có thể kích thích gây ra GERD và cuối cùng dẫn đến bệnh Barrett thực quản. Việc hạn chế hoặc loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn có thể làm giảm bớt tình trạng này. Các thực phẩm có khả năng kích thích viêm xảy ra tại thực quản bao gồm:
Ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa ăn lớn trong một ngày cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng của GERD.
Một vài nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Barrett cao hơn bình thường. Khoảng 5 - 10 phần trăm những bệnh nhân có bệnh GERD mắc phải bệnh Barret.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Barrett bao gồm:
Những người dưới 30 tuổi có bệnh GERD mãn tính thì có nguy cơ cao hơn. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Barrett cao hơn nữ giới 2 lần.
Có nhiều yếu tố có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản:
Nguyên nhân chính của bệnh Barrett thực quản là trào ngược acid. Sự trào ngược acid xảy ra khi dịch acid tiêu hóa và dịch mật bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Việc này có thể gây ra viêm và cuối cùng là dẫn đến GERD.
Bệnh Barrett thực quản xảy ra ở trong khoảng 10 phần trăm số người bị trào ngược acid.
Độ tuổi trung bình của người được chẩn đoán có bệnh Barrett thực quản là 55.
Để chẩn đoán bệnh thực quản Barrett, các chuyên gia sẽ đề nghị những người có triệu chứng trào ngược acid thực hiện nội soi. Ống này sẽ được đưa vào các cơ quan trên qua đường miệng để khảo sát lớp niêm mạc của thực quản xem có sự thay đổi nào gợi ý là có bệnh Barrett hay không.
Thủ thuật này cũng được sử dụng để theo dõi diễn tiến của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bệnh Barrett thực quản sau:
Các bác sĩ có thể sẽ lấy ra một mẫu mô sinh thiết trong lúc thực hiện thủ thuật. Sinh thiết thường được thực hiện sau khi bệnh nhân được vô cảm nhẹ.
Việc lấy được mẫu mô đại diện cho toàn bộ bề mặt thực quản là rất khó khăn. Không phải tất cả vị trí đều bị Barrett. Do đó, các bác sĩ thường sẽ lấy ít nhất 8 mẫu sinh thiết trong lúc nội soi.
Các mô thường có biểu hiện khác với mô có Barrett. Mô thường sẽ có tính chất nhạt màu và óng ánh, còn mô bệnh Barrett thường sẽ đỏ và mịn giống nhung.
Việc điều trị bệnh Barrett thực quản phụ thuộc vào độ nặng của mô bị thay đổi cũng như là tổng trạng của bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị dành cho các mô bị thay đổi nhẹ hoặc không thay đổi bao gồm:
Điều trị GERD có thể làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh Barrett thực quản bằng cách làm giảm độ acid trong dịch dạ dày có thể tiếp xúc với thực quản.
Đối với sự thay đổi mô nặng và lan tỏa thì sẽ cần đến các biện pháp can thiệp nhiều hơn.
Một số chuyên gia cũng có thể sẽ khuyên bệnh nhân sử dụng thêm thuốc để điều trị GERD. Các loại thuốc này có chứa một nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Một số ví dụ của PPI bao gồm: omeprazole, lansoprazole và esomeprazole.
Bệnh nhân có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống của mình để làm giảm triệu chứng của GERD cũng như nguy cơ mắc phải bệnh Barrett:
Nếu như gặp phải các triệu chứng của GERD hoặc có các câu hỏi về nguy cơ mắc bệnh Barrett thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh