✴️ Bệnh viêm đại tràng mạn tính làm đảo lộn sinh hoạt

Nội dung

1. Nguyên nhân viêm đại tràng mạn

Bệnh viêm đại tràng mạn tính xuất hiện sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị, trực khuẩn, amip và các nhiễm khuẩn khác gây tổn thương và để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng. Dị ứng, tự miễn dịch sau viêm đại tràng, loét không đặc hiệu hoặc vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính xuất hiện sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị, trực khuẩn, amip và các nhiễm khuẩn khác gây tổn thương và để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng.

Theo các bác sĩ, sau khi người bệnh gặp phải một trong các nguyên nhân trên thì sức đề kháng của niêm mạc đại tràng giảm sút rất rõ rệt và đó là lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức “chống đỡ bệnh” của niêm mạc giảm nên viêm loét xảy ra dẫn tới hình thành bệnh viêm đại tràng mạn tính.

 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng mạn tính

Người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ hay cáu gắt, sốt. Bệnh nặng có thể gầy sút cân.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính khiến người bệnh vô cùng khổ sở, khó chịu.

Cơn đau bụng xuất hiện ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan dọc theo khung đại tràng, đau quặng từng cơn có khi là đau âm ỉ. Các cơn đau rất dễ tái phát. Người bệnh có cảm giác mót đi ngoài.

Người bệnh bị rối loạn đại tiện (đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, táo bón hoặc phân có máu, có chất nhầy…)

 

3. Điều trị như thế nào?

Bệnh viêm đại tràng mạn là sự tổng hợp của nhiều loại bệnh, sự phối hợp của nhiều cơ chế. Do đó, điều trị viêm đại tràng mạn tính chỉ ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.

-Điều trị triệu chứng bao gồm các điều trị: Chống tiêu chảy, chống táo bón, giảm đau chống co thắt, thuốc an thần, tăng sức bền cho niêm mạc bằng các vitamin B1,  vitamin C. Bệnh nhân có thể tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng hằng ngày trước khi ngủ hoặc sáng ngủ dậy. Người bệnh cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn phù hợp để điều trị bệnh.

-Dùng thuốc: Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

-Chế độ ăn: Ăn thức ăn giàu năng lượng, dễ tiêu hóa. Giảm các chất kích thích. Lưu ý không ăn những thức ăn ôi thiu, thức ăn có nhiều chất xơ.

-Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh thức khuya.

Điều trị triệt để các nhiễm khuẩn đường ruột, thương hàn, lị, trực khuẩn, amip và các nhiễm khuẩn khác; Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn hỏi tôm cá, thịt tái, không ăn rau sống, mắm tôm, mắm tép… có thể giúp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top