-Do vi khuẩn H. polylori: Đây là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
-Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thất thường không đúng bữa; ăn uống vô độ, lúc no, lúc đói; ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
-Lạm dụng các loại thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có tên như ibuprofen và aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.
-Stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều… gay ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng ( dạ dày).
-Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; do uống nhầm phải các chất ăn mòn như axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân…
Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường là đau dạ dày âm ỉ, có khi đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày. Người bệnh thường đau sau khi ăn, tuy nhiên cũng có thể trở lại nhiều giờ sau đó. Người bệnh bị giảm cân và mất cảm giác ngon miệng, đau lúc nửa đêm khi bạn không ăn gì trong nhiều giờ. Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày.
Điều trị viêm loét dạ dày cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Trước tiên, ngay sau khi thấy những triệu chứng bất thường nói trên, người bệnh cần chủ động đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh tật. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh về dạ dày. Theo đó, người bệnh dạ dày cần ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều chất có chứa kích thích, không ăn cay, quá nóng, không nên ăn nhiều chất béo, không ăn quá no, không được để dạ dày trong tình trạng trống kéo dài…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh