✴️ Bị đầy hơi sau khi mổ ruột thừa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung

Rất nhiều người bệnh thắc mắc không hiểu vì sao mình bị đầy hơi sau khi mổ ruột thừa. Hiện tượng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Hãy cùng chuyên trang Bệnh tiêu hóa giải đáp về hiện tượng này qua những thông tin chia sẻ dưới đây!

 

Nguyên nhân bị đầy hơi sau khi mổ ruột thừa

Sau khi mổ ruột thừa, bụng của người bệnh vẫn còn đầy hơi nên người bệnh sẽ có các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng khó chịu. Nhu động ruột cũng giảm so với trước nên quá trình tiêu hóa thức ăn ở người bệnh sẽ chậm hơn so với bình thường. Vì thế, người bệnh ăn các thức ăn khó tiêu hóa có thể sinh ra hiện tượng đầy hơi chướng bụng do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp thời.

Các thức ăn dễ gây đầy bụng đầy hơi khó chịu cho người bệnh sau mổ ruột thừa như:

– Thức ăn được chế biến sẵn như giò chả, xúc xích.

–  Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

–  Các thực phẩm giàu chất béo, các đồ uống như rượu bia, nước có ga,….

–  Ngoài ra, người bệnh ăn quá no trong một bữa cũng gây đầy bụng đầy hơi khó chịu, thậm chí gây ra táo bón,…

Dính ruột là một rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật mổ ruột thừa. Dù hy hữu nhưng vẫn có và đây cũng là nguyên nhân khiến thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp thời, sinh men, gây ra hiện tượng đầy hơi.

 

Bị đầy hơi sau khi mổ ruột thừa cải thiện bằng cách nào?

Để cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa trong những ngày đầu tiên sau khi mổ như: sữa, ngũ cốc, cháo dinh dưỡng, các thức ăn mềm,…

Bổ sung nhiều chất xơ

Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn vì chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn và nhanh hơn. Chất xơ có trong các loại rau xanh và rau củ quả; đặc biệt như khoai lang, rau cải ngọt, cải bắp, súp lơ,… rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh sau khi mổ ruột thừa.

Uống đủ nước

Người bệnh cần uống đầy đủ nước mỗi ngày từ 2,5l – 3 l nước. Nước không chỉ cung cấp chất khoáng cho cơ thể mà nước còn góp phần giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày, khiến thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung nước đầy đủ cũng giúp người bệnh đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

 

Đi lại vận động nhẹ nhàng

Sau khi mổ 3 – 4 ngày, người bệnh cần ngồi dậy và đi lại vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ tốt cho việc lưu thông máu mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Vận động sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và nhanh hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên chăm sóc vết thương chu đáo, đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương sau mổ. Trường hợp có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế để được xử trí tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top