Polyp trực tràng nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các biểu hiện polyp trực tràng giúp chúng ta chủ động trong việc phát hiện, thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng xấu của bệnh.
Polyp bản chất của nó là một hay nhiều khối u lồi xuất hiện trên lớp niêm mạc phía bên trong trực tràng.
-Nguyên nhân khách quan gồm: Di truyền, tuổi tác (trên 50 tuổi), giới tính (nam bị nhiều hơn nữ)
-Nguyên nhân chủ quan gồm: Lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học, lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê, thừa cân – béo phì, mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Polyp trực tràng nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các biểu hiện polyp trực tràng giúp chúng ta chủ động trong việc phát hiện, thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng xấu của bệnh.
Triệu chứng lâm sàng của polyp trực tràng thường rất nghèo nàn, thậm chí còn không có triệu chứng hoặc bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa thông thường khác. Tuy nhiên, khi có các biểu hiện dưới đây, bạn cần nghĩ đến nguy cơ bị polyp trực tràng:
-Đi ngoài phân có máu tươi: Đây là biểu hiện lâm sàng thường gặp và điển hình nhất của polyp trực tràng. Phân khuôn, máu phủ ngoài mặt phân, số lượng máu không nhiều, không chảy thành giọt.
-Sa ra ngoài hậu môn: Polyp trực tràng có thể bị sa ra ngoài hậu môn khi đi ngoài; nếu polyp nhỏ, ở thấp gần hậu môn có thể tự lên hoặc dùng tay đẩy lên, đôi khi bị tắc nghẽn trong hậu môn.
Các phương pháp giúp chẩn đoán polyp trực tràng gồm:
Xét nghiệm phân để tầm soát polyp và ung thư trực tràng bằng cách tìm máu ẩn trong phân hoặc xét nghiệm ADN.
Chụp X – quang có thuốc cản quang: Đây là phương pháp thông dụng có thể phát hiện được polyp hay khối u trực tràng nhưng dễ bỏ sót những polyp nhỏ.
-Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner)
Nội soi trực tràng: Đây là phương pháp chính xác nhất giúp phát hiện polyp hay u và có thể sinh thiết để xác định u lành hay u ác tính.
Khi có các triệu chứng bệnh nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán và đánh giá đúng về tình trạng bệnh. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Bên cạnh việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải tiến hành thay đổi lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý tránh ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Nói không với rượu bia, cà phê và các chất kích thích độc hại khác.
- Chế độ nghỉ ngơi: Nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya, tránh xa căng thẳng – stress; không hút thuốc.
- Chế độ vận động: Nên tăng cường vận động, lựa chọn những hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh