✴️ Các biến chứng sỏi thận thường gặp nhất cần lưu tâm

Biến chứng sỏi thận là gì?

Người bệnh sỏi thận cần được theo dõi và chữa trị kịp thời hiệu quả. Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

Tắc đường tiểu

Sỏi thận nếu không được chữa trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc và gây nên các cơn đau tại thận như đau vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông, cảm giác đau lan tỏa tới tận háng, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn. Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước.

 

Nhiễm trùng

Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao.

 

Suy thận cấp và mạn tính

Suy thận là biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây nên

Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày có thể hủy hoại dần dần chủ mô thận gây tình trạng suy thận.

 

Vỡ thận

Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

 

Sỏi thận khi nào cần mổ?

Với sự ra đời của nhiều phương pháp ít sang chấn như tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng… thì phẫu thuật lấy sỏi đã thu hẹp chỉ định. Tuy nhiên, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp người bệnh, cụ thể là:

– Sỏi có kích thước lớn trên 20mm, sỏi san hô

– Bệnh nhân sỏi thận có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm

– Bệnh nhân suy thận, giãn thận, thận nhiễm mủ…

-Sỏi ở vị trí trên thận, người bệnh có đường tiết niệu dị dạng

-Người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị sỏi thận khác như dùng thuốc, tán sỏi…

Sỏi thận cần được điều trị hiệu quả

 

Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top