Sỏi mật bao gồm 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Sỏi được hình thành qua quá trình kết tinh từ các thành phần có trong dịch mật.
Bệnh sỏi túi mật là loại bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Thông thường, bệnh không biểu hiện rõ ràng ra ngoài nên khó nhận biết sớm. Một khi sỏi gây ra các triệu chứng như đau quặn mật, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt,… cũng đồng nghĩa với việc sỏi mật đã ảnh hưởng không nhỏ và nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ cao biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và khi đó cần phải can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh sỏi mật sẽ căn cứ theo tính chất của sỏi, mức độ ảnh hưởng của sỏi gây ra mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, điều trị sỏi mật sẽ được tiến hành theo 2 trường hợp như sau:
– Sỏi mật không triệu chứng: Điều trị nội khoa bằng thuốc và kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh.
– Sỏi mật có triệu chứng: Thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.
Trên hết, người bệnh sỏi mật cần chủ động thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác về tình trạng của sỏi và tiếp nhận chỉ định điều trị phù hợp, đúng cách.
Điều trị bằng thuốc là chị định thay thế an toàn cho việc cắt túi mật. Thuốc đóng vai trò đánh tan sỏi, giảm kích thước sỏi và hạn chế quá trình tạo sỏi mới. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp xử lý các triệu chứng như giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Thuốc tan sỏi có tác dụng với các loại sỏi cholesterol kích thước vừa và nhỏ. Thuốc sẽ tham gia vào quá trình bào mòn sỏi, thu nhỏ kích thước sỏi nhờ tính chất như một acid mật. Đồng thời, thuốc tan sỏi sẽ ức chế gan sản xuất ra cholesterol và ngăn ngừa hấp thu ở ruột, nhờ đó hạn chế quá trình tạo sỏi mới. Quá trình tan sỏi có thể cần diễn ra trong vài tháng hoặc cũng có khi là vài năm tùy thuộc từng trường hợp sỏi cụ thể.
Thuốc điều trị triệu chứng
Trong trường hợp sỏi mật phát triển gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa,.. hay nguy cơ gây biến chứng như viêm đường mật, viêm túi mật, tình trạng nhiễm trùng, viêm tụy, viêm gan,… bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thêm một số thuốc giúp điều trị triệu chứng như:
+ Thuốc giảm đau: Tác dụng giãn cơ trơn, giúp giảm việc co thắt đường mật, nhờ đó giảm bớt được các cơn đau quặn mật do sỏi gây ra.
+ Thuốc kháng sinh: Tác dụng giúp làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.
+ Thuốc chống viêm: Tác dụng giúp giảm viêm, giảm sưng hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.
– Sỏi cholesterol có kích thước <2cm (thuốc không có tác dụng với sỏi sắc tố).
– Sỏi chưa bị canxi hóa.
– Sỏi chưa gây ra biến chứng và đồng thời túi mật vẫn đang hoạt động tốt.
– Chỉ được phép thực hiện điều trị nội khoa khi có chỉ định từ bác sĩ sau khi đã thực hiện thăm khám đầy đủ. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối về loại thuốc, liều dùng, hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo kết quả điều trị là tốt nhất.
– Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị sỏi mật, người bệnh không sử dụng đồng thời các loại thuốc điều trị về gan hay các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng khác.
– Chống chỉ định sử dụng thuốc sỏi mật với mẹ bầu mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Các trường hợp đặc biệt cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
– Việc sử dụng thuốc Tây lâu ngày sẽ mang đến gánh nặng lên gan hoặc gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì thế, bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần thực hiện thăm khám định kỳ đều đặn để được theo dõi sức khỏe toàn diện.
– Khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào hoặc trong trường hợp các triệu chứng bệnh không được cải thiện tích cực thì cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để nhanh chóng được xử lý đúng cách hoặc thay đổi phương pháp khi cần thiết.
– Các thông tin về điều trị bằng thuốc nêu trên chỉ mang tình chất tham khảo. Trên hết, chỉ định điều trị cuối cùng sẽ được quyết định bởi bác sĩ sau khi đi vào thăm khám từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh cách trị bệnh sỏi mật bằng thuốc, người bệnh sỏi mật cần thực hiện song song chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Việc làm này sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng, làm chậm lại quá trình hình thành sỏi mới và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
– Chất xơ và nhóm các loại vitamin có lợi như vitamin C; vitamin có khả năng tan trong dầu (A, D, E, K)
– Đạm thực vật từ các loại đậu; mè, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lạc,…
– Chất béo chưa bão hòa từ quả bơ, dầu ô liu, hạt óc chó, hạnh nhân, macca,…
– Sữa ít béo, sữa tách kem, sữa tách bơ và các chế phẩm khác từ sữa ít béo.
– Uống đủ nước mỗi ngày, nên duy trì từ 2-2,5l nước/ngày.
– Chất béo xấu như mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…
– Thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ quả trứng,…
– Các loại sữa béo, sữa nguyên bơ, sữa nguyên kem, phô mai,…
– Đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường tinh luyện hoặc các chế phẩm tinh bột tinh luyện như bánh ngọt, bánh kem, đồ ăn vặt, socola,..
– Các loại đồ uống có cồn hoặc chứa các chất kích thích như rượu, bia, trà, soda, nước ngọt có gas, cafe,..
Người bệnh khi thực hiện cách trị bệnh sỏi mật bằng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định từ bác sĩ, thực hiện thăm khám định kỳ để đánh giá toàn diện về hiệu quả điều trị. Bệnh sỏi mật sẽ không khó đối phó nếu được tiến hành đúng phương pháp, đúng cách và đúng thời điểm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh