Đầy bụng khó chịu sau khi ăn không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhìn chung đầy bụng thường liên quan đến thực phẩm vừa tiêu thụ hoặc bất thường ở hệ tiêu hóa ngăn chặn đến quá trình xử lý và hấp thụ thức ăn. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới đầy bụng sau khi ăn.
Không dung nạp thực phẩm
Một số người không bao giờ bị đầy hơi trong khi đó nhiều trường hợp nhạy cảm với đồ ăn, thức uống lại rất hay bị đầy hơi. Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy hơi sau khi ăn là không dung nạp thực phẩm. Các loại thức ăn có chứa gluten, men, fructose hoặc sữa là những thực phẩm dễ gây đầy hơi ở những người có hệ tiêu hóa không dung nạp được những thực phẩm này.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở Mỹ, ảnh hưởng đến khoảng 15 % người trưởng thành. Nguyên nhân của rối loạn này hiện vẫn chưa xác định. Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy xen kẽ với táo bón, đau bụng. Để làm giảm các triệu chứng khó chịu này, người bị hội chứng ruột kích thích nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, tránh các loại thức ăn dễ gây kích thích và tập thể dục thường xuyên.
Thiếu enzyme tiêu hóa
Bụng đầy hơi sau khi ăn có thể xảy ra nếu hệ tiêu hóa thiếu các enzyme cần thiết giúp phá vỡ thực phẩm. Do thiếu enzyme trong các loại đồ ăn chế biến sẵn, người ta ước tính rằng hầu hết người Mỹ trưởng thành bị mất cân bằng enzyme tiêu hóa. Trái cây, rau quả rất giàu enzyme nhưng quá trình chế biến có thể phá hủy chúng. Để cân bằng enzyme tiêu hóa và giảm đầy hơi, nên bổ sung men dinh dưỡng và ăn thức ăn thô hơn.
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi. Khi chúng ta ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa không thể phân hủy thức ăn kịp và điều này khiến dạ dày trở nên căng, gây ra cảm thấy đầy hơi khó chịu. Để tránh gặp phải tình trạng này, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ăn chậm và nhai thức ăn thật kỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh