✴️ Điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích

Nội dung

Hội chứng ruột kích thích – nỗi phiền toái không chỉ của riêng bạn

Hội chứng ruột kích thích gây bệnh cho khoảng 10-30% dân số, tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, độ tuổi thường gặp là từ 40-60.

Hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nó mang đến nhiều phiền toái cho người mắc phải; làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất, trong đó thường thấy đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Tuy nhiên, triệu chứng quan trọng nhất của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, ấm ách khó chịu, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn.

Ngoài triệu chứng đau quặn bụng, một số bệnh nhân cũng hay bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sền sệt, có thể lẫn với chất nhầy, không có máu. Một số trường hợp đi đại tiện vài lần trong ngày, mỗi lần đi đại tiện không hết phân và vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp. Bên cạnh đó, có một số trường hợp lại bị táo bón thường xuyên, phân rắn, phải rặn mới đi đại tiện được, thậm chí phải thụt tháo. Trong khi đó, có một số trường hợp thỉnh thoảng lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón.

 

Điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích

Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Theo thống kê, chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích; điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hiệu quả nhất.

Người bị hội chứng ruột kích thích có thể sử dụng các thuốc sau:

Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.

Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.

Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top