Lỵ Amip là một bệnh truyền nhiễm ở đường tiêu hóa, gây ra bởi Amip thuộc nhóm Entamoeba. Trong đó, Entamoeba histolytica là loài chính gây bệnh.
Lỵ Amip chủ yếu gây bệnh ở ruột già (đại tràng), nhất là trong điều kiện vệ sinh kém. Lỵ Amip ở ruột già có thể tiến triển, lan sang trực tràng gây nhiễm lỵ ở trực tràng. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm lỵ Amip, mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh.
Bệnh lỵ Amip nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng bao gồm:
Lỵ Amip ở trường hợp nhẹ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại gây phiền toái rất lớn đối với cuộc sống thường ngày của họ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như phá hủy các biểu mô, áp xe, viêm nhiễm, thậm chí gây tử vong với những trường hợp rất nặng.
Lỵ Amip có vòng đời được chia làm 2 thời kỳ là thời ký hoạt động (tự dưỡng) và thời kỳ nghỉ (kén). Trong quá trình tồn tại của nó, tùy điều kiện sống mà nó có thể chuyển từ trạng thái tự dưỡng sang thể kén hoặc ngược lại.
Con người được cho là vật chủ duy nhất của amip lỵ. Do đó, nguồn lây bệnh chính là người bệnh, người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc người mắc bệnh mãn tính. Với những người mắc bệnh cấp tính thì rất ít có khả năng lây nhiễm bệnh do amip ở thể tự dưỡng rất dễ chết khi chui ra khỏi ký chủ.
Đường lây nhiễm chính của lỵ amip là qua đường ăn uống. Trong đó, hai trung gian truyền bệnh chủ yếu là ruồi và nhặng.
Amip Entamoeba histolytica thường đi vào cơ thể con người khi họ ăn thức ăn hoặc uống nước chứa nang của nó. Ngoài ra, một con đường lây nhiễm khác nữa là tiếp xúc trực tiếp với phân. Các u nang là hình thức hoạt động của Amip Entamoeba histolytica và chúng có thể sống được vài tháng trong đất hoặc nơi chúng được lắng đọng phân.
Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn cũng là một con đường lây nhiễm lỵ Amip. Vi khuẩn này sẽ sinh sản trong đường tiêu hóa và gây viêm nhiễm ở trực tràng, đại tràng.
Trong thời kỳ ủ bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ ràng. Một số ít bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, đau bụng… Tuy nhiên, rất khó để phát hiện bệnh vì những triệu chứng này không điển hình và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Ở giai đoạn toàn phát, người nhiễm lỵ Amip trực tràng sẽ có một số biểu hiện sau:
Bệnh lỵ Amip trực tràng thường kéo dài, nếu không được điều trị sẽ dễ phát triển thành mãn tính. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ được chữa khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày.
Bệnh lỵ amip có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh có thể kể đến như:
Nếu bạn là một trong số những trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Amip Entamoeba histolytica dễ dàng bị tiêu diệt bởi các thuốc kháng sinh nhóm nirtroimidazoles, Emetin…
Bên cạnh đó, cần kết hợp điều trị giảm đau và nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Với những trường hợp bệnh nặng, có thể can thiệp phẫu thuật hoặc chọc hút để điều trị các biến chứng như viêm ruột thừa, áp-xe gan…
Nhiễm lỵ Amip trực tràng không chỉ gây phiền toái, khó chịu cho cuộc sống thường ngày của bệnh nhân mà nó còn gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, phòng ngừa ngay từ khi chưa có bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Hãy áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa lỵ Amip xâm nhập vào cơ thể:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh