Tỷ lệ người Việt nhiễm khuẩn này rất cao. Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây, tỷ lệ này có thể lên đến 70%. Một nghiên cứu khác cho thấy, tại Hà Nội cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP.HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.
Dưới đây là 3 trong rất nhiều quan niệm sai lầm về vi khuẩn HP khiến ai cũng hoang mang:
Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Nghiên cứu cho thấy có hàng trăm loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có những loại vi khuẩn HP là thành phần của hệ sinh thái vi khuẩn lành tính tại hệ tiêu hóa.
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, 3 con đường lây lan chính của vi khuẩn HP đó là:
Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Để kiểm tra vi khuẩn HP, có thể thực hiện theo hai phương pháp phổ biến hiện nay là "kiểm tra hơi thở" và nội soi dạ dày. Nếu không điều trị bệnh ngày một nặng có thể diễn biến sang viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Khi đi khám bệnh hay nội soi dạ dày , nếu có một trong những dấu hiệu sau:
*Lưu ý: xét nghiệm vi khuẩn HP (+), nhưng không có triệu chứng đau dạ dày, thì xem xét điều trị những bệnh nhân có nguyện vọng điều trị HP, hoặc có người nhà bị ung thư dạ dày.
Xem thêm: Nhiễm Helicobacter pylori (HP)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh