✴️ Khám viêm loét dạ dày

Nội dung

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, trong đó lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của axit và pepsin trong lòng dạ dày. Người bệnh nếu được khám viêm loét dạ dày và điều trị bệnh sớm thì có thể đẩy lùi được bệnh.

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

 

Khi nào cần đi khám viêm loét dạ dày?

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám viêm loét dạ dày nếu có những biểu hiện sau:

Đau bụng, vùng thượng vị sau khi ăn.

Đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Buồn nôn và nôn.

Chán ăn, giảm cân.

Nôn ra máu

Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.

Các xét nghiệm và kiểm tra trong khám viêm loét dạ dày

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, người bệnh có thể được chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên hoặc không nội soi.

Khi có các triệu chứng bất thường về tiêu hóa, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời

 

Nội soi dạ dày: là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong đó, bác sĩ kiểm tra các tổn thương trên dạ dày bằng cách đưa ống nội soi có gắn camera vào dạ dày qua đường miệng và thực quản. Trong quá trình thực hiện bác sĩ có thể lấy mẫu mô tổn thương để làm xét nghiệm, giúp xác định chính xác bệnh, chẩn đoán vi khuẩn H. Pylori (loại vi khuẩn sống tại dạ dày, là một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày).

Xét nghiệm không cần nội soi:

Kiểm tra hơi thở: dùng nguyên tắc phân tích luồng khí thở của người bệnh trước và sau khi uống viên thuốc thử để phát hiện một loại men do vi khuẩn H.Pylori tiết ra, từ đó xác định sự có mặt của vi khuẩn này.

Xét nghiệm máu: tìm kháng thể tương ứng với vi khuẩn H.Pylori do hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất. Xét nghiệm này chỉ chẩn đoán nhiễm H.pylori trước khi điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top