✴️ ​Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính

Nội dung

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày chắc hẳn không còn là vấn đề sức khỏe quá xa lạ đối với chúng ta, tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày chịu tổn thương. Hậu quả là lớp dịch nhầy bảo vệ biến mất, lớp niêm mạc của dạ dày có dấu hiệu bị bào mòn nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc viêm dạ dày mạn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động chung của hệ tiêu hóa.

Viêm dạ dày mạn tính xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Trên thực tế, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xác định dạng viêm dạ dày bạn đang phải đối mặt, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Đối với bệnh nhân viêm dạ dày loại A, quá trình hủy hoại tế bào niêm mạc dạ dày của hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi phát hiện tình trạng này, bệnh nhân cần theo dõi và điều trị sát sao, bởi vì họ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày tương đối cao.

Nếu bạn bị viêm dạ dày do sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori thì bạn mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính loại B. Vi khuẩn gây bệnh có khả năng trung hòa môi trường axit ở dạ dày và gây nhiều tổn thương nặng nề đối với lớp niêm mạc. Chính vì thế mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị.

Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, việc sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc có tác dụng chống viêm không chứa steroid cũng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm dạ dày loại C. Nếu lạm dụng trong một thời gian dài, mọi người sẽ thấy hiện tượng chảy máu niêm mạc xảy ra, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân.

 

2. Tại sao phải điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Các bác sĩ cho biết viêm dạ dày mạn tính là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều di chứng nặng nề. Một số vấn đề thường gặp là: thủng dạ dày, niêm mạc dạ dày teo lại và nghiêm trọng nhất là bệnh ung thư dạ dày,…

Nếu không điều trị, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Cụ thể, khi niêm mạc dạ dày viêm nhiễm nặng và không được kiểm soát tốt, khả năng hoạt động của lớp niêm mạc trở nên kém đi. Về lâu về dài, bệnh nhân được chẩn đoán teo lớp niêm mạc dạ dày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó, có thể kể tới tình trạng thiếu máu, thiếu hụt vitamin B12 cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, một số bệnh nhân rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần.

Bên cạnh đó, bệnh viêm dạ dày mạn tính được cho là nguyên nhân hàng đầu gây thủng dạ dày. Bởi vì cơ, niêm mạc dạ dày rất dễ bị ăn khi tiếp xúc nhiều với dịch vị có tính axit. Tốt nhất mọi người nên chủ động điều trị bệnh càng sớm càng tốt, ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra.

Hiện nay, nhiều người do chủ quan, bỏ qua việc điều trị bệnh nên phải đối mặt với tình trạng ung thư dạ dày. Các số liệu thống kê cho thấy, ung thư dạ dày là dạng bệnh ung thư khá phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

 

3. Kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính

Nhìn chung, nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh và duy trì điều trị với phác đồ phù hợp, bệnh viêm dạ dày mạn tính có thể được kiểm soát và khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nhiều người phải chung sống với bệnh suốt cả đời do lớp niêm mạc dạ dày tổn thương quá nghiêm trọng.

Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, đặc biệt là những loại có khả năng giảm axit dạ dày. Mọi người có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton,… Một lưu ý nhỏ đó là bệnh nhân viêm dạ dày loại C nên ngừng sử dụng thuốc NSAID để giảm thiểu tổn thương đang xảy ra đối với lớp niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng phần nào tới hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích mọi người ăn nhiều hoa quả, các loại rau củ cũng như thực phẩm giàu protein, các loại thịt nạc… Đây là những sản phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, góp phần hạn chế kích thích dạ dày. Ngoài ra, để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, chúng ta cũng nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày, đây là sản phẩm mang lại nhiều lợi khuẩn.

Song song với các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người bệnh viêm ruột thừa mạn tính cần hạn chế kiêng ăn thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày. Cụ thể, chúng ta không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, thịt đỏ hoặc các món ăn quá mặn. Bên cạnh đó, mọi người nên giảm thiểu tần suất uống rượu bia, loại đồ uống này không hề tốt cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top