Nguyên nhân của loét đường tiêu hóa là gì? Trước đây, người ta tin rằng sự tiết acid quá mức chính là nguyên nhân chính gây ra loét và vì vậy, việc điều trị được nhấn mạnh và sự trung hòa và ngăn chặn sự tiết acid của dạ dày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây nhất thì nguyên nhân hàng đầu gây ra loét đường tiêu hóa là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên “ Helicobacter pylori” mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ổ loét. Đây là một loại vi khuẩn rất thường gặp, gây bệnh cho hơn 1 tỉ dân số thế giới và được tìm thấy trên 80% bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù cơ chế gây bệnh của H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, sự loại bỏ vi khuẩn này bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát.Một nguyên nhân khác được cho là gây ra loét đó chính là viếc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm như aspirin. Những loại thuốc kháng viêm gây ra loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày. Hút thuốc lá cúng là một nguyên nhân quan trọng không chỉ gây loét mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng của loét như xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày đồng thời đó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.
Về triệu chứng của loét đường tiêu hóa cũng rất đa dạng. Có những bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu và khó chịu trong khi có một số người cảm thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau 1-3 giờ sau bữa ăn và lúc nửa đêm, ợ hơi, ợ chua và chúng thường mất đi khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid. Tuy nhiên, việc các cơn đau của loét kéo dài bao lâu hay mức độ đau nhiều hay ít có liên quan rất ít đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của các ổ loét. Một số bệnh nhân vẫn cảm thấy đau ngay cả sau khi đã điều trị khỏi hoàn toàn trong khi những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát.
Chính vì thế, việc chẩn đoán loét dạ dày rất quan trọng. Có thể chẩn đoán loét đường tiêu hóa bằng chụp X quang cản quang đường tiêu hóa trên với barium hoặc nội soi đường tiêu hóa trên. Đây là phương pháp dễ thực hiện và ít để lại biến chứng và sự khó chịu nhưng độ chính xác lại không cao ( 20% trường hợp không phát hiện được loét). Phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn đó chính là nội soi đường tiêu hóa nhưng lại phụ thuộc vào sự chịu đựng của bệnh nhân khi phải luông một ống dẻo qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràng để quan sát.
Căn cứ vào việc chẩn đoán, xác định mức độ của loét đường tiêu hóa, các bác sỹ sẽ có được các phương pháp điều trị loét đường tiêu hóa sao cho hiệu quả nhất với mục đích là làm hết đau, ngăn chặn các biến chứng như xung huyết, tắc nghẽn và thủng. Bước đầu tiên đó chính là làm giảm các yếu tố nguy cơ, bước kế tiếp mới là dùng thuốc điều trị. Thuốc chống acid là trung hòa acid trong dạ dày như: Maalox, Mylanta, Amphojel…tuy nhiên chúng có tác dụng ngắn và đòi hỏi uống thuốc thường xuyên và các vết loét sẽ tái phát khi ngưng sử dụng thuốc. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một phương pháp khác trong điều trị loét đường tiêu hóa bằng cách tạo ra các thuốc kháng histamine ( là một loại protein trong dạ dày có tác dụng kích thích sự tiết acid dạ dày) như cimetidine, ranitidine… Hay như thuốc Prilosec có tác dụng gần như làm dạ dày ngưng tiết acid hoàn toàn và điều này không hề ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn của bệnh nhân. Tuy nhiên, với liều lượng lớn thì thuốc có thể gây ra những khối u nhỏ trong ruột.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh