✴️ Nên tránh ăn gì khi bị viêm dạ dày ruột?

Nội dung

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc (lớp lót) của đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây tiêu chảy (phân lỏng), nôn ói hoặc cả hai. Một chế độ ăn nhạt là tốt nhất cho người đang bị viêm dạ dày ruột bên cạnh đó cũng cần tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định cho đến khi các triệu chứng biến mất, thường là 3 – 4 ngày sau đó.

 

Tạm ngừng ăn uống

Theo lời khuyên của FamilyDoctor.org, trước hết người bệnh nên tránh tất cả các loại thực phẩm khi gặp phải các triệu chứng ban đầu của viêm dạ dày ruột như nôn mửa. Không ăn cho tới khi tạm ngừng nôn mửa tối thiểu là 6 giờ. Ngậm một mẩu nước đá để giữ ẩm miệng và tránh tình trạng mất nước. Tuy nhiên tuyệt đối không cho trẻ ngậm mẩu nước đá do có nguy cơ nghẹt thở. Sau khi đã ngừng nôn trong 6 giờ hoặc nhiều hơn, người bệnh có thể từ từ uống từng ngụm nhỏ nước lọc hoặc nước uống thể thao.

 

Thực phẩm chế biến từ sữa

Tránh các thực phẩm từ sữa như pho mát, bơ, sữa chua… khi đang bị viêm dạ dày ruột.

Tránh các thực phẩm từ sữa khi đang bị viêm dạ dày ruột. Những thực phẩm này bao gồm sữa, kem, pho mát và sữa chua. Người bệnh có thể uống nước canh loãng nhưng cần tránh các loại súp có chứa kem hoặc sữa. Từ từ bổ sung các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày cho tới khi hầu hết triệu chứng viêm dạ dày ruột giảm dần. Sữa thường làm tăng tiêu chảy và phân lỏng.

 

Thực phẩm cay, đồ ăn nhiều gia vị

Khi đã ăn được thức ăn dạng đặc, thường là 24 giờ sau khi triệu chứng nôn ói giảm dần, người bệnh chỉ được ăn thức ăn nhạt. Không ăn nhiều muối, các loại đồ ăn thức uống tẩm ướp nhiều gia vị. Bởi vì dạ dày lúc này chưa có khả năng xử lý các loại gia vị và các triệu chứng có thể biến mất. Nên chọn thịt gà bỏ da, gạo, chuối, táo và bánh mì nướng. khoai tây nướng và kem chua.

 

Caffeine và rượu

Không nên uống đồ uống có chứa caffein hoặc rượu trong nhiều ngày. Cần nhớ rằng người bị viêm dạ dày ruột cũng có nguy cơ bị mất nước và những loại đồ uống nêu trên có thể làm tình trạng này trở nên xấu hơn. Lưu ý là nên tránh sử dụng kể cả các loại trà không chứa caffein và cà phê có chứa một lượng nhỏ cafein. Thực phẩm có chứa caffein bao gồm cà phê, kem có hương vị cà phê, cả sữa và sô cô la đen. Một số loại thuốc cũng có chứa caffein.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top