Chế độ ăn không hợp lý
Thói quen ăn uống quá nhiều chất, đặc biệt là các ăn món chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, nhiễm khuẩn đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể và dẫn đến chứng đau bụng đi ngoài.
Do dị ứng – kích thích
Bên cạnh chế độ ăn uống, thì yếu tố khách quan từ thời tiết khí hậu cũng có thể dây chứng đau bụng đi ngoài khó chịu, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, ăn phải thực phẩm dễ dây dị ứng, đặc biệt là hải sản như tôm, cua,..hoặc do yếu tố tinh thần không thoải mái, căng thẳng, stress vì công việc cũng có thể tăng cảm giác đau.
Do nhiễm khuẩn
Trực khuẩn E. Coli và lỵ trực khuẩn Shigella, trực khuẩn tả là những nguyên nhân phổ biến gặp gây chứng đau bụng đi ngoài.
Những loại khuẩn này thường dễ phát sinh trong môi trường sữa như sữa chua tiệt trùng, các dụng cụ đựng sữa không được vệ sinh sạch sẽ như núm vú, bình sữa,…
Đau bụng đi ngoài do nhiễm virus
Nhiễm virus đường hô hấp, virus đường ruột do ăn phải thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Do dạ dày nhu động ruột quá nhanh
Nhu động ruột quá nhanh, khiến thức ăn trong ruột không có đủ thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chuyển hóa từ đó gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài, tiêu chảy khó chịu.
Đau bụng đi ngoài nguy hiểm như thế nào?
Đau bụng đi ngoài thường là tiêu chảy, tình trạng này có thể dẫn đến cơ thể bị mất nước, mất chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Thông thường đau bụng đi ngoài kèm theo nôn, người bệnh mất nước và dẫn tới bị rối loạn chất điện giải trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do cơ thể bị thiếu nước, suy nhược.
Đặc biệt, bệnh tỏ ra nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa ở trẻ còn non yếu, khả năng kháng bệnh thấp. Vì vậy, khi bị đau bụng đi ngoài kéo dài, triệu chứng ngày một gia tăng, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa để bác sĩ kịp thời tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh