✴️Nguyên nhân và triệu chứng chướng bụng đầy hơi

Nội dung

Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của chứng rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý đường ruột: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, táo bón… Để hiểu hơn về căn bệnh này bạn có thể tìm hiểu những thông tin dưới đây:

 

Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi

Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Khi ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa, ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích,… đồng thời lợi khuẩn đường ruột sẽ bị quá tải không kịp xử lý sẽ gây chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Đặc biệt, là những người bị các bệnh như rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… làm lợi khuẩn đường ruột suy giảm, hại khuẩn phát triển mạnh, từ đó sinh ra nhiều các khí hư gây ra đầy bụng, chướng hơi.

Người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác nặng bụng, căng chướng vùng thượng vị (dưới xương ức), cảm thấy bứt rứt, khó chịu,…

 

Người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác nặng bụng, căng chướng vùng thượng vị (dưới xương ức), cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, bụng đau âm ỉ, nôn và buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến các sinh hoạt chung.

 

Xử trí khi chướng bụng, đầy hơi

Để xử trí chướng bụng đầy hơi bạn cần:

– Đi khám để tìm ra nguyên nhân. Thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no, không nuốt vội, tránh món ăn có khả năng gây đầy hơi.

– Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay,…. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng hay trong khoang miệng.

– Ngoài bữa ăn bạn có thể dùng tay xoa bóp bụng theo hướng kim đồng hồ nhằm làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.

– Tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành được vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn và loại bỏ stress.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top