Nguyên nhân gây nhiễm trùng Hp ở trẻ em
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra H.pylori nhưng các bác sĩ cho rằng H.pylori được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần gũi (hôn) hoặc qua tiếp xúc qua đường tiêu hóa và hầu hết các trẻ em đều có H.pylori. Một số trẻ, chúng diễn biến thành nhiễm trùng.
Những trẻ có nguy cơ cao là:
Những trẻ vệ sinh kém khiến vi khuẩn lây lan, truyền nhiễm thông qua thức ăn, môi trường bẩn…
Những trẻ có sức đề kháng kém khiến vi khuẩn có cơ hội gây bệnh.
Những trẻ có tiền sử gia đình (bố mẹ, người thân) mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.
Triệu chứng nhiễm trùng Hp ở trẻ em
Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của H.pylori. Tuy nhiên, mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau.
Sau khi bị nhiễm H.pylori, viêm dạ dày có thể phát triển. Khi có triệu chứng, chúng có thể bao gồm những điều sau đây:
Gây đau âm ỉ bụng khoảng 2-3 giờ sau ăn, khi đói, cơn đau có thể đến và đi trong vài ngày hoặc vài tuần
Giảm cân
Ăn mất ngon
Đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng
Buồn nôn
Nôn
Phân có màu đen, phân có lẫn máu
Các triệu chứng của H.pylori cũng có thể giống với các bệnh khác nhất là ở trẻ em lại càng khó phát hiện. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát con liên tục và đưa con đến khám tại cơ sở y tế kịp thời ngay khi có những triệu chứng dù là nhẹ nhất.
Biến chứng nhiễm trùng Hp ở trẻ
Chúng có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày gây viêm. Tình trạng viêm làm cho các tế bào dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi axit và pepsin dẫn đến lở loét ở dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non), H.pylori cũng có thể kích thích dạ dày tạo ra nhiều axit hơn.
Việc trẻ còn nhỏ sớm bị nhiễm trùng hp dẫn đến:
Hấp thu thức ăn kém, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển tốt về trí tuệ và thể chất
Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống của trẻ
Có thể có những hệ lụy gây ra các bệnh khác: Chảy máu khi mạch máu bị mòn, thủng thành dạ dày, tắc nghẽn khi vết loét ở một vị trí ngăn chặn thức ăn rời khỏi dạ dày, ung thư dạ dày
Các phương pháp test Hp
Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm H.pylori bằng cách sử dụng nhiều loại xét nghiệm khác nhau.
Xét nghiệm máu
Phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày.
Phương pháp này dễ thực hiện nhưng không kiểm tra được định lượng vi khuẩn H.pylori đang hoạt động, không xác định được có tổn thương dạ dày và mức độ tổn thương dạ dày. Phương pháp này cũng mất thời gian.
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân giúp phát hiện chính xác sự xuât hiện, khả năng hoạt động của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày.
Nhưng phương pháp này cũng mất thời gian, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lấy mẫu nếu không sẽ cho kết quả sai. Phương pháp này cũng không xác định được tình trạng tổn thương niêm mạc.
Test hơi thở Hp
Test hơi thở hp không nên thực hiện cho trẻ dưới 6 tuổi.
Phương pháp này dễ thực hiện song cũng không kiểm tra được tình trạng tổn thương dạ dày và chi phí cao.
Nội soi
Nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến, xác định được tình trạng bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bện.
Tuy nhiên, trẻ dưới 10 tuổi cần phải hết sức thận trọng khi lựa chọn phương pháp này. Hoặc cần có sự tư vấn kỹ từ bác sĩ.
Nên chọn phương pháp nào test Hp cho trẻ em
Tùy thuộc vào các yếu tố sau, mẹ có thể cho bé lựa chọn phương pháp test Hp phù hợp:
Tuổi của trẻ
Tình trạng bệnh của trẻ nặng hay nhẹ
Nhu cầu của cha mẹ
Khả năng chịu đựng của trẻ
Tài chính
Sự tư vấn của bác sĩ
Nên làm gì khi con bị nhiễm trùng Hp?
Tùy thuộc vào những yếu tố sau để có phương pháp xử lý, lựa chọn điều trị phù hợp tình trạng nhiễm trùng Hp ở trẻ em:
Tuổi của trẻ, sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế
Mức độ của bệnh
Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp cụ thể
Những kỳ vọng cho quá trình điều trị bệnh
Nhu cầu của cha mẹ
Việc điều trị có thể bao gồm:
Kháng sinh diệt vi khuẩn
Các loại thuốc để ngăn chặn sản xuất axit làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Cha mẹ cần:
Giúp con tuân thủ liệu trình điều trị (các bước, thời gian thực hiện, kiểm tra, tái khám)
Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm, điều trị uy tín (bác sĩ giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao)
Phòng ngừa nhiễm trùng Hp ở trẻ em
Giúp con xây dựng thói quen tốt cho sức khỏe hoặc vệ sinh cá nhân có thể giúp giữ an toàn cho con. Những thói quen này bao gồm:
Rửa tay bằng xà phòng và nước nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn
Ăn thực phẩm đã được làm sạch và nấu chín an toàn
Uống nước an toàn và sạch sẽ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh