✴️ Bỏ túi cách điều trị chứng viêm họng amidan

Nội dung

1. Những điều cần biết về viêm họng amidan

Viêm họng sưng amidan là bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là bệnh xảy ra khi amidan bị viêm nhiễm nhiều lần do sự tấn công của virus, vi khuẩn, dẫn đến tình trạng sưng tấy, đỏ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ hô hấp và đường thở, khiến trẻ có biểu hiện đau họng, khô rát khi nói, nghiêm trọng hơn là sốt cao.

1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng amidan

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan khiến cho virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể:

– Sức đề kháng yếu: Thông thường, ở trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn yếu và chưa hoàn thiện, dễ là đối tượng của virus tấn công, gây nên các bệnh về đường hô hấp, đầu tiên là viêm amidan.

– Do nhiễm lạnh: uống nước lạnh hoặc có đá, ăn kem, uống bia lạnh dễ làm tổn thương niêm mạch ở vòm họng.

– Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc dễ dàng làm nơi trú ngụ của các siêu vi khuẩn, từ đó phát triển mạnh mẽ tấn công khoang miệng.

– Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

– Thời tiết thay đổi đột ngột

viêm họng amidan

Viêm sưng amidan là do virus vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp

1.2. Điểm khác biệt giữa viêm họng amidan và viêm họng thông thường

Đa số mọi người thường cho rằng viêm họng sẽ liên quan đến viêm amidan. Thực tế, 2 bệnh lý này có nét khá tương đồng nhau về triệu chứng bệnh nhưng đây là 2 bệnh khác nhau.

 

2. Bỏ túi cách điều trị viêm họng amidan

Viêm họng sưng amidan không phải là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Thông thường, bệnh nhân có thể tự áp dụng các mẹo dân gian để chữa khỏi triệu chứng bệnh.

Sử dụng gừng tươi

Trà gừng có chứa hàm lượng hoạt chất Cineol, có khả năng kháng khuẩn mạnh, thích hợp để điều trị bệnh lý viêm nhiễm. Bạn đem gừng tươi rửa sạch, cắt lát và cho vào hòa cùng nước sôi. Sử dụng nước trà ấm hàng ngày từ 2 – 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tối đa.

gừng tươi

Trà gừng giúp kháng khuẩn, ấm cổ họng

Rau diếp cá

Trong loại rau này có chứa một số loại kháng sinh tự nhiên như decanoyl-acetaldehyd, 3-oxododecanal, cellulose,…giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và loại bỏ chúng. Đun sôi kỹ rau diếp cá trong vòng 5 phút rồi chắt lấy nước và sử dụng nước để uống hết hàng ngày.

diếp cá

Rau diếp cá có chứa các chất kháng sinh tự nhiên để loại bỏ vi khuẩn

Lá xương sông

Từ xa xưa truyền lại, xương sống có tính ấm, tác dụng tiêu đờm, tiêu thũng và đả thông kinh mạch. Người bệnh có thể kết hợp lá xương sông với giấm ăn để nâng cao hiệu quả điều trị.

lá xương sông

Lá xương sông kết hợp giấm ăn giúp kháng viêm

Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian thường không mang lại hiệu quả nhanh và phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy kết quả và khó điều trị tận gốc. Do đó, đối với bệnh viêm họng amidan mạn tính, cần phải có sự can thiệp của y khoa hiện đại. Hiện nay, phương pháp phổ biến chữa trị bệnh mà các chuyên gia y tế dùng đó là phẫu thuật cắt amidan. 

Không phải trường hợp nào cũng phù hợp để thực hiện phương pháp cắt amidan mà cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Chỉ có những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, amidan không còn có lợi ích cho cơ thể mới có thể thực hiện phương pháp này. Vậy, người bệnh mắc viêm amidan nên đến cơ sở y tế uy tín khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách và chỉ định cắt nếu cần thiết theo bác sĩ.

Sau đây là trường hợp được chỉ định nên phẫu thuật loại bỏ amidan:

– Viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần

– Viêm amidan gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang hoặc thấp khớp, viêm khớp, viêm cầu thận.

– Viêm amidan có kích thước to, gây cản trở việc ăn uống, ngưng thở ngắn trong lúc ngủ

– Nghi ngờ sưng amidan ác tính gây ung thư amidan

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng theo lời bác sĩ chuyên khoa. Nếu sau 7 – 10 ngày cắt xảy ra triệu chứng chảy máu cần đến bệnh viện để được xử trí kịp thời. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về cách điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top