✴️ Nhiễm vi khuẩn E.coli từ những nguồn nào và cách điều trị ra sao?

Nội dung

1. Tìm hiểu chung về vi khuẩn E.coli

Trước khi nghiên cứu về tình trạng nhiễm khuẩn E.coli, chúng ta cần có những hiểu biết sơ lược về loại vi khuẩn kể trên. Tên đầy đủ của vi khuẩn này là Escherichia coli, chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn sinh học với kích thước tương đối nhỏ.

Trong đó, vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ nhất ở ruột của con người, một số loài động vật. Theo nghiên cứu, đa số dạng vi khuẩn E.coli không những không gây hại tới sức khỏe, chúng còn góp phần làm cho sức khỏe ổn định hơn. Những dạng vi khuẩn như vậy được coi là hệ vi khuẩn có lợi, nhiệm vụ chính của chúng là giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, các nhà khoa học gọi đó là mối quan hệ cộng sinh.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số dạng e coli tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho chúng ta. Một số những vấn đề bạn có thể gặp phải khi nhiễm khuẩn e coli đó là tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu,... Nếu chúng ta đối mặt với các hiện tượng trên, đừng coi thường mà hãy theo dõi sức khỏe cẩn thận, đi khám càng sớm càng tốt.

Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc không biết, loại vi khuẩn nào thường gây bệnh cho chúng ta. Trên thực tế, E.coli O157:H7 được cho là dạng vi khuẩn có khả năng tổn hại tới sức khỏe cao nhất.

2. Bạn bị nhiễm khuẩn E.coli do những nguyên nhân nào?

Trên thực tế, vi khuẩn e coli tồn tại với số lượng lớn bên trong đường ruột của mỗi người. Vậy khi nào khuẩn E.coli O157:H7 xâm nhập, tấn công vào cơ thể chúng ta? Chúng thường có mặt trong các loại thực phẩm hoặc nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nếu bạn không quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thì nguy cơ nhiễm bệnh cực kỳ cao.

2.1. Uống nước ô nhiễm

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đó là do phân người và động vật, chính vì thế nước ở khu vực sông, hồ, ao, giếng có khả năng ô nhiễm tương đối cao. Nguồn nước tại đây thường không được khử trùng sạch sẽ bằng hệ thống hiện đại. Nếu người dân sử dụng chúng, rất có thể họ sẽ bị nhiễm khuẩn E.coli.

2.2. Ăn các loại thực phẩm ô nhiễm

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi vì chúng ta chưa biết cách sơ chế hoặc bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Việc uống sữa chưa tiệt trùng, không ăn chín, uống sôi hoặc ăn các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh có thể tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn e coli.

Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Đặc biệt, trong trường hợp bạn tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm bệnh. Chính vì thế, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và những người xung quanh.

Bạn bị nhiễm khuẩn e coli do những nguyên nhân nào

3. Vi khuẩn E.coli thường gây bệnh cho những đối tượng nào?

Vi khuẩn có thể tấn công và gây bệnh với bất cứ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già, bởi vì sức khỏe của họ yếu hơn so với người trưởng thành bình thường. Chúng ta nên quan tâm và dành sự chăm sóc đặc biệt cho đối tượng này. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng, những người có hệ miễn dịch suy yếu nên cẩn trọng, bởi vì vi khuẩn e coli rất dễ tấn công và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một số đối tượng suy yếu hệ miễn dịch đó là: bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị sau ghép tạng hoặc trị bệnh ung thư,…

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như esomeprazole (Nexium), pantoprazole (protonix) thì hãy theo dõi sức khỏe thật cẩn thận. Bởi vì chúng có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, đe dọa sức khỏe chúng ta.

4. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn E.coli

Một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm đó là những triệu chứng cho biết bạn đang bị nhiễm khuẩn E.coli là gì? Chúng ta nên nắm được các dấu hiệu đặc trưng để phát hiện, có biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đa số bệnh nhân khi bị vi khuẩn E.coli tấn công thường đối mặt với tình trạng tiêu chảy, trong nhiều trường hợp có máu lẫn trong phân. Đặc biệt, tình trạng đau bụng khiến chúng ta vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ăn uống kém ngon miệng, cơ thể rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi,… Đây là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý, nếu bạn không để ý có thể nhầm lẫn sang bệnh khác, lúc này việc điều trị không đem lại hiệu quả cao.

Đối với những trường hợp sau đây, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, tốt nhất họ nên đi tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Đó là khi bạn đi tiểu ra máu, trên cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm dù không va đập vào đâu. Đặc biệt, làn da của người bệnh trở nên nhợt nhạt, tái,…

5. Điều trị nhiễm khuẩn E.coli hiệu quả

Nếu không may bị vi khuẩn e coli tấn công và gây bệnh, chúng ta nên chú ý chăm sóc sức khỏe chứ không nên có thái độ chủ quan. Trên thực tế, thái độ lơ là, coi thường có thể khiến tình trạng sức khỏe diễn biến tồi tệ hơn rất nhiều.

Nhìn chung, bệnh nhân có thể tự chữa trị tại nhà, với điều kiện bạn tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đa số bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống tiêu chảy để giảm bớt tình trạng này. Trước khi sử dụng, tốt hơn hết bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ, như vậy sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

Trong tình huống này, cơ thể đang bị mất nước nghiêm trọng gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải. Bệnh nhân nên chủ động uống nhiều nước, ORS trong tình huống bệnh quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch.

Cuối cùng, bạn đừng quên nghỉ ngơi, thư giãn để sức khỏe mau chóng bình phục nhé!

Như vậy, không phải vi khuẩn E.coli nào cũng có lợi cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn e coli, bạn nên tích cực điều trị để mau chóng bình phục, tránh những diễn biến phức tạp của bệnh. 

Có thể bạn quan tâm: Tiêu chảy sau khi ăn - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top