Tiêu chảy có điển hình không?
Tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn được biết đến với tên tiêu chảy sau bữa ăn (PD). Dạng tiêu chảy này thường xuất hiện bất ngờ, và cảm giác mắc vệ sinh có thể khá gấp gáp.
Một vài người mắc tên tiêu chảy sau bữa ăn có thể gặp phải các cơn nhu động ruột đau. Ở hầu hết các trường hợp, đau sẽ tự hết sau đợt nhu động.
Tình trạng này không hẳn là hiếm gặp, nhưng để có được chẩn đoán xác định thì có vẻ khó khăn. Bởi vì tên tiêu chảy sau bữa ăn đôi khi là triệu chứng của một bệnh khác. Ví dụ, một vài người chỉ bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây được gọi là tiêu chảy do IBS hay IBS-D. Tiêu chảy sau bữa ăn có thể là triệu chứng của IBS-D.
Ở những trường hợp khác, tiêu chảy sau bữa ăn xảy ra hầu như không rõ nguyên nhân gì. Các nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy sau bữa ăn được chia thành 2 nhóm chính: cấp, nghĩa là thời gian xảy ra ngắn, và mạn, thời gian xảy ra kéo dài. Xin hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm.
Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp sau ăn
Một vài tình trạng hoặc vấn đề có thể gây ra tiêu chảy cấp sau ăn. Thường các triệu chứng tiêu chảy sẽ mất đi sau một thời gian hoặc cũng có thể cần phải dùng thuốc. Các nguyên nhân này bao gồm:
Nhiễm vi-rút: Nhiễm vi-rút, ví dụ như viêm dạ dày, có thể gây ra tiêu chảy tạm thời và khiến cho đường tiêu hóa của bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày, kể cả khi các triệu chứng khác không còn.
Không dung nạp Lactose: Những người có dị ứng với Lactose, một loại đường ở trong các sản phẩm từ sữa, có thể bị tiêu chảy nêu như dùng những thực phẩm có chứ lactose. Các triệu chứng của không dung nạp lactose bao gồm đầy hơi, co thắt cơ bụng, và tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm: Cơ thể con người thực hiện rất tốt việc nhận biết được đã ăn những thứ không nên ăn. Khi cơ thể phát hiện được thức ăn xấu, nó sẽ cố gắng tống chúng ra ngoài ngay tức thì. Và do đó dẫn đến tiêu chảy hay nôn ói trong vòng vài phút sau khi ăn thực phẩm có chất độc.
Rối loạn hấp thụ đường: Tình trạng này rất giống với không dung nạp lactose. Cơ thể của một vài người không thể hấp thu đường lactose hay fructose một cách bình thường. Khi các đường này đi vào đường tiêu hóa, chúng sẽ gây ra tiêu chảy và một vài vấn đề khác ở đây.
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ sau khi uống nhiều nước trái cây có thể dẫn đến tiêu chảy. Hàm lượng đường cao ở những thức uống này có thể hút nước vào trong lòng ruột, từ đó dẫn đến phân lỏng hay tiêu chảy.
Ký sinh trùng: Các ký sinh trùng trong thức ăn có thể gây ra tiêu chảy. Loại ký sinh trùng gây ra tình trạng này thường gặp nhất là sán dây. Các triệu chứng, bao gồm tiêu chảt, sẽ tiếp diễn cho đến khi ký sinh trùng được loại bỏ khỏi cơ thể hoặc bị triệt tiêu hết.
Quá liều magie: Nồng độ magie cao cũng có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên, để quá liều được khoáng chất này thì cũng hơi khó xảy ra, trừ trường hợp bạn sử dụng thực phẩm chức năng.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy mạn sau ăn
Các nguyên nhân mạn tính gây ra tiêu chảy sau ăn là những bệnh cần được điều trị liên tục nhằm ngăn ngừa các triệu chứng của tiêu chảy sau bữa ăn. Các bệnh này bao gồm:
Hội chứng ruột kích thích (IBS): là tình trạng gây ra nhiều vấn đề ở đường tiêu hóa. Bao gồm: tiêu chảy, đầy hơi, và co thắt ở bụng. Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra IBS.
Bệnh Celiac: Bệnh tự miễn này gây tổn thương lên đường ruột mỗi khi bạn ăn Gluten. Gluten là chất đạm có trong hầu hết các sản phẩm từ lúa mì.
Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng này làm cho đại tràng bị viêm. Ngoài tiêu chảy ra, các triệu chứng khác bao gồm đầy hơi và co thắt bụng. Tuy nhiên viêm có thể có hoặc không hiện diện. Điều này có nghĩa là các triệu chứng của PD có thể xuất hiện và biến mất.
Rối loạn hấp thụ axít mật: Túi mật sản xuất ra dịch mật để giúp hệ tiêu hóa phân giải và tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Nếu như những axít này không được tái hấp thụ một cách đúng đắn thì chúng có thể gây kích thích đại tràng dẫn đến phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Cắt túi mật: Những người đã cắt túi mật thường bị tiêu chảy trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau phẫu thuật. Ở hầu hết các trường hợp, tiêu chảy sẽ tự ngưng, nhưng một vài người vẫn sẽ bị tiêu chảy mạn hoặc tiêu chảy mạn sau ăn sau khi phẫu thuật cắt túi mật.
Hội chứng Dumping: Biến chứng của phẫu thuật giảm cân thì không thường gặp, nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân của tiêu chảy sau ăn. Với tình trạng này, dạ dày tống thức ăn ra rất nhanh sau khi ăn. Điều này dẫn đến việc kích thích phản xạ điều khiển nhu động ruột, từ đó xảy ra tiêu chảy.
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích hoặc tiêu chảy sau ăn, bạn nên hỏi kỹ thêm về việc có nguyên nhân nào khác có thể đang gây ra các triệu chứng của bạn hay không. Trong một vài trường hợp, việc chẩn đoán Tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích có thể làm cho một sos bác sĩ bỏ sót một số nguyên nhân khác.
Vậy để đề phòng thì nên làm gì?
Tránh các thực phẩm có thể kích thích tiêu chảy: Một vài loại thực phẩm có thể dẫn đến tiêu chảy. Nếu như bạn không chắc được chúng là những loại nào thì nên ghi chép lại. Viết lại những thứ bạn đã ăn khi bạn bị tiêu chảy. Chú ý kỹ những thực phẩm thường liên quan đến tiêu chảy như thực phẩm béo, xơ, và các sản phẩm từ sữa.
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Ngăn ngừa các vi khuẩn bằng cách rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, nấu chín thịt ở nhiệt độ phù hợp, và bảo quản lạnh những thực phẩm cần được giữ lạnh.
Ăn khẩu phần nhỏ: Ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn. Chia nhỏ khẩu phần có thể giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Giảm stress: Trí óc có ảnh hưởng lớn lên hệ tiêu hóa. Nếu bạn bị stress hay lo lắng việc gì đó, bạn có thể làm khiến hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn hơn. Học cách kiểm soát lo âu và stress rất có lợi cho sức khỏe tinh thần cũng như hệ tiêu hóa của bạn.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Tiêu chảy thỉnh thoảng cũng sẽ xảy ra. Nhưng nó thường không là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, những biến chứng nghiêm trọng đến từ nó đôi khi cũng có thể xảy ra, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi gặp những triệu chứng sau:
Tần suất: Nếu tiêu chảy xảy ra nhiều lần trong 1 tuần và kéo dài hơn 3 tuần, hoặc nếu bạn bị tiêu chảy 3 ngày liên tiếp.
Sốt: Nếu như bạn vừa bị tiêu chảy vừa sốt trên 38.8oC.
Đau: Nếu tiêu chảy thường và bắt đầu có dấu hiệu đau bụng hay đau trực tràng khi đang có nhu động ruột.
Mất nước: Việc cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể là rất quan trọng khi bạn gặp tiêu chảy. Uống nước và điện giải đầy đủ sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh mặc dù đang có tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu như bạn bắt đầu có các dấu hiệu mất nước, nên đi khám ngay, các dấu mất nước bao gồm:
- Cực kỳ khát nước
- Lú lẫn
- Co cơ
- Nước tiểu sậm màu
Phân mất màu: Nếu như phân của bạn có màu đen, xám, hoặc máu, đi khám bác sĩ ngay. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh tiêu hóa trầm trọng hơn
Không có bất kỳ một công cụ hay xét nghiệm nào có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân của tiêu chảy sau ăn. Do đó, bác sĩ sẽ điều trị bằng từng cách khác nhau cho đến khi tìm được phương pháp hiệu quả nhất.
Khi điều trị có hiệu quả, bác sĩ có thể hiểu được tiêu chảy sau ăn xảy ra do đâu. Từ đó, họ có thể tiếp tục thu hẹp phạm vi tìm kiếm nguyên nhân lại và đưa ra được một kế hoạch điều trị đầy đủ hơn.
Xem thêm: Các tình trạng gây ảnh hưởng đến hoạt động đường ruột
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh