✴️ Những ảnh hưởng nghiêm trọng từ bệnh xơ gan mất bù

Nội dung

1.Thế nào là xơ gan mất bù?

Xơ gan mất bù hay chính là xơ gan cổ trướng, là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan. Khi bệnh nhân ở giai đoạn mất bù là khi gan đã mất hoàn toàn các chức năng của chúng. Khi đã ở giai đoạn này, tế bào gan thường đã bị xơ hóa hoàn toàn, không thể hồi phục khỏe mạnh trở lại.

Cùng tìm hiểu xơ gan giai đoạn mất bù là gì?

2. Nguyên nhân gây xơ gan giai đoạn mất bù

2.1. Rượu bia chính là kẻ thù quái ác gây xơ gan mất bù

Có thể nói sử dụng rượu bia quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng xơ gan giai đoạn mất bù. Chúng ta thường lạm dụng quá nhiều rượu bia trong cuộc sống thường ngày. Nhưng không biết rằng chính chúng là nguyên nhân đẩy chúng ta tới gần bệnh xơ gan. Rượu, bia khi vào cơ thể sẽ gây độc trực tiếp tới tế bào gan, làm chúng không kịp phục hồi chức năng gan. Điều này dẫn đến gan dần bị xơ hóa nặng nề hơn.

2.2. Viêm gan virus tăng nguy cơ bị xơ gan mất bù

Khi bệnh nhân bị viêm gan virus, sẽ làm cho tế bào gan mất đi khả năng tái sinh và phục hồi. Điều này làm các tế bào gan càng thêm bị tổn thương dẫn đến hiện tượng xơ hóa.

2.3. Lạm dụng các loại thuốc Tây y

Việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ khiến chức năng gan bị suy giảm. Làm chúng không kịp thải các độc tố ra ngoài, gây ứ đọng chất độc tại gan, khiến gan bị tổn thương.

Một số nguyên nhân gây xơ gan giai đoạn mất bù như: rượu bia, thức ăn dầu mỡ, lạm dụng thuốc,…

2.4. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như:

– Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, tụy, gan hoặc nội mạc tử cung

– Người mắc bệnh suy thận, suy tim

– Viêm tụy

– Bệnh lao

– Suy giáp.

3.Triệu chứng của xơ gan mất bù

Các triệu chứng của bệnh thường được biểu hiện qua hai hội chứng:

3.1. Hội chứng suy giảm chức năng gan

– Chán ăn, sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi. Mất tập trung trong công việc, thiếu tỉnh táo

– Da xạm đen, có thể xuất huyết dưới da với các mảng xuất huyết hay chấm xuất huyết

– Đôi khi chảy máu chân răng, chảy máu mũi

– Phù 2 chi, ấn bị lõm, một lúc mới hết lõm

– Gan có thể bị to lên nhưng thường sẽ teo nhỏ lại.

– Hồng ban ở má hoặc lòng bàn tay.

3.2. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

– Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ trên da

– Phù hai chi dưới

– Lách to

– Có thể vàng da, ngoài ra bệnh nhân có thể sốt do nhiễm khuẩn, hoại tử hoặc ung thư hóa

– Xuất huyết tiêu hóa: có thể đại tiện ra máu tươi hoặc nôn ra máu.

3. Hệ lụy từ bệnh xơ gan giai đoạn mất bù

– Xuất huyết tiêu hóa: do tĩnh mạch thực quản giãn quá mức, đây là tình trạng quá nặng. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể không ảnh hưởng tới tính mạnh. Nhưng nếu để lâu, bệnh tiến triển xấu bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê, thậm chí tử vong.

– Bệnh não gan: xuất hiện khi gan bị nhiễm độc nặng. Những chất độc không thể đi ra ngoài, tích tụ tại gan khiến gan không thể phục hồi chức năng vốn có. Thậm chí người bệnh còn bị suy giảm trí nhớ, không làm chủ được hành vi của mình. Nặng hơn nữa có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

– Vỡ dịch gây nhiễm trùng ổ bụng: nhiễm trùng sẽ khiến cho bệnh tình càng trở lên nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bởi khi các ổ dịch sưng lên, bị vỡ sẽ làm nhiễm trùng tới các cơ quan khác.

– Ung thư gan: nếu không điều trị kịp thời, bệnh xơ gan sẽ tiến triển nặng hơn trở thành ung thư gan.

4. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

– Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tích cực ăn các loại rau xanh và trái cây

– Nói không với rượu bia và thuốc lá.

– Giảm lượng chất béo và các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

– Không lạm dụng các loại thuốc Tây y để tránh gây hại cho gan

– Người có bệnh xơ gan giai đoạn còn bù cần thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối

– Chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe để duy trì cân nặng

– Nên đi khám sức khỏe định kì để phát hiện được những bất thường của cơ thể để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Một số biểu hiện của bệnh xơ gan giai đoạn mất bù

5. Chẩn đoán bệnh

Sau khi thăm khám tìm hiểu về các triệu chứng, bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm hỗ trợ trong việc chẩn đoán như:

– Chọc hút dịch để xác định chất lỏng có trong ổ bụng, phát hiện được dấu hiệu gây bệnh như ung thư hay nhiễm trùng. Đây là một trong những biện pháp xác định được nguyên nhân của cổ trướng.

– Chụp X-quang, chụp MRI, CT scan, siêu âm…để xem được hình ảnh bên trong ổ bụng.

6. Một số phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn mất bù

– Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chúng sẽ giúp đào thải các chất lỏng ra ngoài, giảm nguy cơ cổ trướng.

– Cắt giảm lượng muối hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng rượu bia

– Một số trường hợp dịch trong ổ bụng quá nhiều, người bệnh khó thở, việc sử dụng thuốc lợi tiểu không có hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được tiến hành chọc hút dịch cổ trướng

– Do bệnh nhân bị phù bởi chức năng gan suy giảm, dẫn đến việc đi lại khó khăn, ăn uống kém,…Nên khi nghỉ ngơi, bệnh nhân cần được kê chân cao hơn tim, vì tư thế này sẽ cải thiện tình trạng phù. Đặc biệt, cần vệ sinh răng mũi miệng để tránh nhiễm trùng, giúp người bệnh thoải mái hơn.

– Không chỉ thể, cần tạo cho người bệnh một không gian thoải mái, yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh ồn ào.

Trên đây là một số thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh xơ gan giai đoạn mất bù. Lá gan thật sự rất quan trọng với mỗi chúng ta, vì thế hãy quan tâm và bảo vệ lá gan ấy. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top