Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, gây tổn thương tế bào gan bởi virus viêm gan B. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan. Viêm gan có thể gây nhiễm trùng gan và nguy hiểm hơn là xơ gan và ung thư gan. Có thể chia viêm gan B thành 2 thể bệnh gồm: Thể hoạt động và thể ngủ.
Viêm gan B thể ngủ là khi các virus viêm gan B trong trạng thái không hoạt động. Khi đó, chúng tồn tại trong cơ thể nhưng chưa tác động lên tế bào gan. Thậm chí, khi tiến hành xét nghiệm, men gan vẫn cho kết quả bình thường. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu viêm gan B thể ngủ có chữa được không?
Về cơ bản, viêm gan B ở thể ngủ thuộc dạng lành tính. Chúng không nhân lên và chưa tác động lên người bệnh. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng viêm gan B thể ngủ không nguy hiểm. Bởi lẽ các virus lúc này chỉ đang tạm thời ở trạng thái không hoạt động. Nghĩa là bất cứ thời điểm nào chúng cũng có thể “thức dậy” và tiến hành phá hủy tế bào gan.
Nguy hiểm hơn, viêm gan B thể ngủ cũng có cơ chế lây truyền tương tự như viêm gan B hoạt động. Cụ thể, bạn sẽ có khả năng cao bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với người nhiễm viêm gan B thể ngủ qua đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Đa phần các trường hợp trẻ bị lây viêm gan B thể ngủ sẽ chuyển sang dạng mãn tính. Đáng nói là viêm gan B thể ngủ có diễn tiến phức tạp. Bệnh có thể thay đổi khác nhau theo thời gian.
Viêm gan B thể hoạt động không có biểu hiện bệnh lý cụ thể. Hầu hết các trường hợp khi xét nghiệm thấy virus viêm gan B thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Điều này cũng tương tự với viêm gan B thể ngủ. Do đó, việc phát hiện ra viêm gan B thể ngủ là không hề dễ dàng.
Hiện nay, bệnh nhân chỉ có một cách duy nhất để phát hiện viêm gan B thể ngủ là xét nghiệm có đặt mục tiêu tìm kiếm. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định việc tìm kiếm và xét nghiệm HbsAg (một dạng protein trên bề mặt virus viêm gan B) trong máu.
Nếu bệnh nhân chưa từng mắc hoặc đã từng mắc nhưng đã khỏi bệnh thì xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính và ngược lại. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính nhưng men gan vẫn bình thường thì về cơ bản, bạn đã mắc viêm gan B thể ngủ.
Nếu bạn đã được xác định mắc viêm gan B thể ngủ, bước tiếp theo là đánh giá mầm bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp. Các xét nghiệm cần làm kế tiếp là HbeAg và HBV DNA.
Xét nghiệm HBV DNA là sự phát triển của sinh học phân tử. Các kỹ thuật viên sẽ nuôi virus trong môi trường nhân tạo để chúng sinh sản theo cấp số nhân. Dựa vào đó sẽ đo được lượng virus trong máu. Nếu HBV DNA cao chứng tỏ người bệnh mắc viêm gan thể ngủ nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm mạnh.
Các xét nghiệm này sẽ đưa ra những đánh giá tổng quát. Chúng đặc biệt có ý nghĩa với phụ nữ có thai hoặc đang có ý định mang thai nhằm tránh lây lan cho con.
Viêm gan B thể ngủ không quá nguy hiểm. Người bệnh có thể sống hòa bình với bệnh trong nhiều năm mà không cần điều trị. Thậm chí trong nhiều trường hợp, virus thậm chí còn “không tỉnh dậy” cho đến khi người đó qua đời. Điều đó cũng có nghĩa là bạn chưa cần quá lo lắng khi biết mình nhiễm bệnh. Nhưng nó không có nghĩa là bạn được phép chủ quan.
Như đã nói, virus có thể tái hoạt động ở bất kỳ thời điểm nào. Khi sự dung nạp miễn dịch không còn, hàng rào bảo vệ cơ thể nhận ra vật lạ và tích cực đào thải virus ra ngoài. Hệ thống miễn dịch tại gan cũng được huy động để chống đỡ virus. Việc này khiến men gan giải phóng ra máu gây tăng nồng độ men gan. Song song đó là người bệnh sẽ bộc lộ rõ các dấu hiệu viêm gan cấp tính, mãn tính. Khi phát hiện ra bệnh thì khả năng cứu chữa vô cùng khó khăn.
Virus viêm gan B thể ngủ là virus trong trạng thái không hoạt động. Vậy nên chúng cũng không gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm hiểu về cách phòng bệnh.
Trước hết là vaccine. Nếu có người khuyên bạn nên tiêm vaccine thì hãy nhanh chóng gạt bỏ ý tưởng đó. Lý do là bởi vaccine chỉ dùng để phòng bệnh chứ không phải thuốc chữa bệnh. Một khi virus viêm gan B đã nằm trong cơ thể, vaccine hoàn toàn không có tác dụng.
Bạn cũng đừng quá bất ngờ nếu bác sĩ không chỉ định bạn dùng bất kỳ loại thuốc kháng nào. Bởi lẽ các loại thuốc này chỉ có tác dụng ức chế virus viêm gan B đang phát triển ồ ạt ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Sử dụng thuốc cho viêm gan B thể ngủ sẽ không mang đến nhiều tác dụng.
– Ăn uống theo chế độ khoa học, dinh dưỡng cân bằng. Tuyệt đối kiêng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.
Tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và thực hiện các xét nghiệm liên quan đến virus HBV. Các xét nghiệm giúp đánh giá mức độ hoạt động của virus. Việc phát hiện bệnh sớm khi virus vừa “thức giấc” sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
– Bạn cần tạo cho mình một lối sống khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao,… sẽ giúp tinh thần sảng khoái và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Một vài loại thảo dược như cây cà gai leo hay cây mật nhân được xem là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị viêm gan B. Tất nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo thêm lời khuyên từ các bác sĩ.
– Viêm gan B là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và khá nhanh. Do đó, bên bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của những người xung quanh. Hãy tránh tối đa những con đường có khả năng lây nhiễm cao. Đặc biệt qua đường máu và đường tình dục.
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu hơn về viêm gan B thể ngủ cũng như trả lời được cho câu hỏi viêm gan B thể ngủ có chữa được không. Lời khuyên sau cùng là hãy sống một lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh