✴️ Những bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất (Phần 2)

Nội dung

Đường tiêu hóa là đoạn đường đi trong cơ thể tử miệng đến hậu môn. Nó chịu trách nhiệm về tiêu hóa, là quá trình phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thu và định hướng các chất dinh dưỡng để giữ cho bạn khỏe mạnh.

Có tới 11% người Mỹ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (GI), là những rối loạn tiêu hóa làm gián đoạn quá trình tiêu hóa khỏe mạnh của thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Các bệnh này có thể do cả các vấn đề về cơ năng và cấu trúc trong đường tiêu hóa.

Đường tiêu hóa bao gồm những gì?

Đường tiêu hóa gồm:

  • Miệng;

  • Họng;

  • Thực quản;

  • Dạ dày;

  • Ruột non;

  • Ruột già (đại tràng);

  • Trực tràng;

  • Hậu môn.

 

Bệnh cấu trúc

Các bệnh cấu trúc đường tiêu hóa xảy ra do có sự thay đổi hoặc một vấn đề trong cấu trúc đường tiêu hóa. Những vấn đề về cấu trúc này có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong đường tiêu hóa.

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng hoặc viêm các tĩnh mạch hoặc mạch máu trong hoặc xung quanh hậu môn. Bệnh tiến triển khi có áp lực lên các tĩnh mạch. Trĩ có thể xảy ra cả bên trong và bên ngoài.

Các triệu chứng chính của bệnh trĩ là:

  • Máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, trong bồn càu hoặc trong phần của bạn;

  • Kích ứng hoặc đau xung quanh hậu môn;

  •  Khối u cứng hoặc sưng tấy quanh hậu môn;

  • Ngứa vùng hậu môn.

Khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ.

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

Những người gặp căng thẳng khi đi tiêu, ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài hoặc bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy có khả năng mắc bệnh trĩ. Các yếu tố liên quan đến khả năng mắc bệnh trĩ gồm:

  • Ăn chế độ ít chất xơ;

  • Có thai;

  • Trên 50 tuổi.

Bệnh ruột thừa

Viêm ruột thừa là một bệnh lý xảy ra khi các túi phồng, được gọi là ruột thừa, hình thành trong niêm mạc của đường tiêu hóa. Đây là một trong những vấn đề về cấu trúc đường tiêu hóa phổ biến nhất.

Trong một số trường hợp, những người bị bệnh ruột thừa sẽ tiến triển thành viêm ruột thừa, xảy ra khi các túi phồng bị viêm do nhiễm trùng.

Trong khi hầu hết những người mắc bệnh này sẽ không có triệu chứng, một số thì có.

Các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm ruột thừa gồm:

  • Đau phần dưới bên trái của bụng;

  • Táo bón hoặc tiêu chảy;

  • Sốt;

  • Ớn lạnh;

  • Buồn nôn và/hoặc nôn mửa.

Bệnh ruột thừa rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Người ta ước tính rằng 50% người trên 60 tuổi và 70% người trên 80 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh ruột thừa luôn gây ra bệnh viêm ruột thừa?

Không phải tất cả các trường hợp bệnh ruột thừa đều sẽ phát triển thành bệnh viêm ruột thừa. Ước tính cho thấy khoảng 1 trong 5 đến 1 trong 7 người bị bệnh ruột thừa sẽ tiến triển thành viêm ruột thừa.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm ruột kết (ruột già).

Năm loại viêm đại tràng là:

  • Viêm nhiễm: Bao gồm viêm loét đại tràng, một dạng bệnh viêm ruột liên quan đến tình trạng viêm kèm theo vết loét chảy máu ở niêm mạc bên trong đại tràng. Bệnh viêm ruốt cũng bao gồm bệnh Crohn’s, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, kể cả đại tràng.

  • Vi thể: Viêm đại tràng vi thể xảy ra khi các mô trong đại tràng bị viêm ở mức độ vi thể. Tình trạng viêm có thể do sự dư thừa các tế bào miễn dịch, được gọi là tế bào lympho, hoặc sự dày lên của niêm mạc đại tràng do sự tích tụ collagen.

  • Dị ứng: Viêm đại tràng dị ứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng bệnh được cho là do phản ứng dị ứng với sữa mẹ.

  • Thiếu máu cục bộ: Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng bị cản trở hoặc hạn chế, gây ra viêm.

  • Giả mạc: Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một loại vi khuẩn đặc hiệu được gọi là Clostridioides difficile (C.diff) phát triển quá mức trong ruột.

Các triệu chứng liên quan đến hầu hết các loại viêm đại tràng bao gồm:

  • Đau bụng hoặc đau thắt bụng;

  • Đầy hơi;

  • Tiêu chảy;

  • Máu trong phân;

  • Nhu cầu đi tiêu khẩn cấp;

  • Sốt;

  • Ớn lạnh;

  • Nôn ói;

  • Sụt cân không giải thích được.

Viêm đại tràng và bệnh viêm ruột

Mặc dù viêm đại tràng có thể là một dạng của bệnh viêm ruột nhưng không phải tất cả các dạng đều như vậy. Chẳng hạn, viêm loét đại tràng và viêm đại tràng vi thể được phân loại là bệnh viêm ruột nhưng viêm đại tràng giả mạc thì không. Tuy nhiên, tỷ lệ hiện mắc của bệnh viêm đại tràng giả mạc cao hơn ở người mắc bệnh viêm ruột và thường dẫn đến kết quả xấu hơn.

Nứt hậu môn

Vết nứt hậu môn là những vết rách nhỏ ở mô mỏng và ẩm nằm ở hậu môn, được gọi là niêm mạc. Nứt hậu môn xảy ra khi niêm mạc bị kéo căng vượt quá khả năng và bị rách, thường là do phân cứng.

Các triệu chứng liên quan đến nứt hậu môn bao gồm:

  • Đau trong và/hoặc sau khi đi tiêu;

  • Vết cắt hoặc vết rách có thể nhìn thấy ở vùng hậu môn;

  • Máu đỏ tươi trong hoặc sau khi đi tiêu.

Nứt hậu môn thường thấy ở những người bị táo bón, biểu hiện bằng việc đi tiêu không thường xuyên hoặc phân khó đi ra ngoài. Nứt hậu môn cũng có thể xảy ra ở những người bị tiêu chảy theo cơn mãn tính, phẫu thuật trực tràng hoặc giao hợp qua đường hậu môn.

Trong một số trường hợp, các vết nứt hậu môn có thể kéo dài từ 8 đến 12 tuần, sau đó trở thành tình trạng mãn tính.

Trĩ và nứt hậu môn

Cả bệnh trĩ và nứt hậu môn đều là những bệnh tiêu hóa phổ biến. Có tới 20% người mắc bệnh trĩ cũng bị nứt hậu môn.

Rò hậu môn

Một lỗ rò hậu môn là một dạng đường hầm phát triển giữa hậu môn và da khi bị nhiễm trùng ở các tuyến hậu môn (tuyến mồ hôi) hoặc ở những bệnh nhân bị bệnh Crohn quanh hậu môn nặng.

Các triệu chứng của lỗ rò hậu môn gồm:

  • Đau;

  • Dịch mủ và máu chảy ra từ hậu môn;

  • Sự hình thành một khối, gọi là áp xe;

  • Khó khăn khi ngồi xuống;

  • Sốt;

  • Ớn lạnh;

  • Đỏ xung quanh lỗ hậu môn có thể kèm theo ngứa hoặc đau;

  • Cảm giác mệt mỏi hoặc đau ốm;

  • Nhiễm trùng huyết (một phản ứng sinh học đe dọa tính mạng với tình trạng nhiễm trùng trong máu).

Rò hậu môn và hội chứng ruột kích thích

Mặc dù rò hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng những người bị bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính hoặc những người đang xạ trị điều trị bệnh ung thư trực tràng đều có nguy cơ gặp tình trạng nứt hậu môn cao hơn.

Bệnh cấu trúc

Polyp đại tràng hoặc Ung thư

Polyp đại tràng là những cụm tế bào tạo thành một khối bên trọng đại tràng. Mặc dù hầu hết là vô hại nhưng một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư đại tràng trong vòng 5 đến 15 năm. Nguyên nhân chính xác của những khối u này vẫn chưa được hiểu rõ.

Nhiều người bị polyp đại tràng không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện, có thể gồm:

  • Chảy máu;

  • Đau bụng;

  • Sưng tấy;

  • Thay đổi thói quen đi tiêu;

  • Tiêu chảy (hiếm gặp);

  • Thiếu hụt Kali (hiếm gặp).

Nếu polyp chuyển thành ung thư, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu;

  • Phân bị thu nhỏ;

  • Tiêu chảy hoặc táo bón;

  • Cảm giác bạn đi tiêu chưa hết;

  • Xuất huyết trực tràng;

  • Phân có máu;

  • Đau bụng và đau quặn bụng;

  • Suy nhược và mệt mỏi;

  • Sụt cân không giải thích được.

Có ba loại polyp là:

  • Tăng sản;

  • Pseudopolyps (Polyp cholesterol);

  • Polyp tuyến.

Mỗi loại polyp có nguy cơ ung thư khác nhau. Tăng sản và Pseudopolyps có nguy cơ thấp hơn, trong khi polyp tuyến có nguy cơ cao nhất. Khoảng 14% polyp tuyến sẽ tiến triển thành ung thư sau 10 năm.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng chung có liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa gồm:

  • Đầy hơi;

  • Táo bón hoặc tiêu chảy;

  • Đi tiêu không kiểm soát (không thể kiểm soát nhu động ruột, dẫn đến són phân không tự chủ);

  • Chảy máu hậu môn hoặc máu trong phân;

  • Ợ nóng;

  • Buồn nôn và/hoặc nôn mửa;

  • Sụt cân không chủ ý;

  • Tăng cân không rõ nguyên nhân;

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn.

 

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Khi chẩn đoán những bệnh lý này, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, thói quen lối sống và các triệu chứng của bạn để chỉ định những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra thêm tình trạng.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa, gồm:

  • Nội soi đại tràng;

  • Nội soi đường tiêu hóa trên;

  • Nội soi bằng viên nang;

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP);

  • Siêu âm nội soi.

Việc điều trị vấn đề sẽ chỉ được thực hiện sau khi được chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen lối sống có thể đủ để giúp làm giảm một số bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là không đủ, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc dành riêng cho tình trạng của bạn.

Ví dụ, nếu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra các triệu chứng của bạn, có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh mãn tính, kéo dài suốt đời, có thể cần các loại thuốc khác để giúp giảm đau và giảm các triệu chứng khác.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng tiêu hóa khác nhau gồm:

  • Thuốc kháng axit cho bệnh trào ngược axit;

  • Thuốc chống tiêu chảy cho bệnh tiêu chảy mãn tính;

  • Thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng trị táo bón mãn tính;

  • Thuốc kê đơn cho các triệu chứng do lo lắng;

  • Thuốc chống trầm cảm cho các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích;

  • Thuốc giúp giảm viêm đại tràng.

Khi nào nên liên hệ với bác sĩ?

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng đường tiêu hóa nhẹ, bạn có thể không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn và không phải do bệnh hiện có gây ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được điều trị.

 

Phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa

Mặc dù không phải tất cả các bệnh đường tiêu hóa có thể được phòng ngừa nhưng cách tốt nhất để ngăn chặn là sống một lối sống lành mạnh, gồm:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau và lượng chất xơ thích hợp;

  • Ngủ ngon;

  • Giữ đủ nước bằng cách uống đủ nước.

Mức độ căng thẳng cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của một số bệnh đường tiêu hóa, vì vậy việc hạn chế căng thẳng bất cứ khi nào có thể và luyện tập các kỹ thuật giảm căng thẳng có thể có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa.

Hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động thể chất nhẹ nhàng, cũng đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa ở một số người. Mặc dù bản thân việc tập thể dục không thể ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa những nó có thể giúp phòng ngừa các cơn bùng phát ở những người hoạt động thể chất thường xuyên.

Những điều cần tránh để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa bằng cách loại bỏ hoặc tránh sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

 

Tóm tắt

Có một số loại bệnh đường tiêu hóa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đường tiêu hóa và mức độ tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Hai loại bệnh tiêu hóa chính – cơ năng và cấu trúc -  là khác nhau nhưng có thể biểu hiện với các triệu chứng tương tự.

Phần lớn, hầu hết các bệnh đường tiêu hóa đều có thể kiểm soát được, mặc dù chúng có thể biểu hiện với các triệu chứng suy nhược và làm giảm chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng phổ biến bao gồm táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và/hoặc nôn mửa, chảy máu.

Vì có rất nhiều bệnh đường tiêu hóa khác nhau, tất cả đều có các triệu chứng khác nhau, điều quan trọng là phải khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Việc điều trị sẽ thay đổi đáng kể dựa trên chẩn đoán, vì vậy việc điều trị đúng cách là điều cần thiết để kiểm soát bệnh đường tiêu hóa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

 

 

return to top