✴️ Những điều cần biết khi chảy máu dạ dày

Nội dung

Chảy máu dạ dày hay còn gọi là xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nặng của bệnh lý dạ dày, gây chảy máu ở niêm mạch dạ dày, dẫn đến ói ra máu, đi ngoài ra máu,… Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

 

1. Triệu chứng chảy máu dạ dày

Người mắc chảy máu dạ dày thường có triệu chứng ói ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen hay đi cầu phân đen, sệt, hôi.

Người bị xuất huyết máu dạ dày thường có triệu chứng ói ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen hay đi cầu phân đen, sệt, hôi. Trong trường trường hợp nặng người bệnh đi cầu phân màu đỏ. Ngoài ra bệnh nhân có thể có đau hay nóng rát vùng trên rốn, toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, mệt, lả, ói hoặc đi tiêu.

 

2. Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày do nhiều nguyên nhân xảy ra:

– Do loét dạ dày (hoặc hành tá tràng): Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, máu chảy ra dưới hình thức: ói ra máu, đi cầu ra phân đen. Bệnh có thể do vi trùng Hp; uống nhiều rượu, bia; tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng viêm; do stress, căng thẳng, buồn phiền, lo âu. Bên cạnh đó có thể do chế độ ăn không đúng như bỏ ăn, ăn không đúng giờ, để quá đói… cũng gây loét dạ dày.

– Do viêm loét thực quản.

Xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân

– Chảy máu do u dạ dày hay ung thư.

– Hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng ói nhiều do bất kỳ nguyên nhân nào, khi ói quá nhiều, niêm mạc dạ dày bị trầy xước, gây chảy máu.

 

3. Điều trị chảy máu dạ dày

Khi gặp những trường hợp có dấu hiệu ở trên, người bệnh cần phải nhập viện ngay lập tức, không nên tự ý điều trị ở nhà vì nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có phải xuất huyết dạ dày hay không, nếu do loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị theo phác đồ do bác sĩ chỉ định.

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm ở khoa phòng trong khoảng 24 – 48 giờ, nội soi dạ dày, nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày do loét có nhiễm vi trùng Hp thì sau khi điều trị ngưng chảy máu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày, sau đó sẽ điều trị bằng thuốc nhằm lành vết loét trong 6- 8 tuần. Nếu bị loét không phải do vi trùng hoặc nguyên nhân khác người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top