Trong hồng ngâm có nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, các chất xơ hòa tan, mangan, đồng, và đặc biệt là hợp chất phenolic -tác dụng chống oxi hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, bảo vệ tim mạch. Do giàu dưỡng chất, có vị ngọt thanh, giòn nên hồng ngâm được rất nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên nếu ăn hồng ngâm không đúng cách thì sẽ gây hại cho sức khỏe, dễ dẫn đến chứng tắc ruột.
Để tiếp tục thưởng thức loại trái cây thơm ngon này mà không sợ bị tắc ruột hay bị các vấn đề về tiêu hóa, hãy ghi nhớ những điều sau khi ăn hồng:
Ăn hồng ngâm khi đói có thể dẫn đến tình trạng đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu, làm tăng nguy cơ bị tắc ruột, bị sỏi, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Ăn hồng sau khi ăn trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, gây nôn mửa và viêm ruột cấp tính.
Ăn hồng sau khi ăn canh cua có thể dẫn đến hiện tượng buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, trường hợp nặng hơn có thể bị sỏi, rất nguy hại cho sức khỏe.
Ăn hồng sau khi ăn thịt ngỗng gây ngộ độc, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Ăn hồng cùng khoai lang dễ bị sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe của dạ dày.
Hồng khiến đường huyết tăng lên, do đó những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại trái cây này
Ngoài ra, những người tiêu hóa kém, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược cơ thể và những người bị cảm lạnh cũng không nên ăn hồn
Các bác sĩ đặc biệt khuyến cáo cần lưu ý những điều trên khi ăn hồng ngâm để tránh bị ngộ độc, ngăn ngừa tình trạng bị tắc ruột.
Đồng thời người dân khi có dấu hiệu bị tắc ruột: ăn không tiêu, chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, sốt cao,… cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu chậm, người bệnh có thể bị biến chứng thủng ruột, hoại tử ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, viêm phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh