✴️ Test hơi thở có giá trị gì trong viêm loét dạ dày tá tràng?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày là những vết loét phát triển trong niêm mạc dạ dày, thực quản dưới hoặc ruột non. Chúng thường được hình thành do hậu quả của tình trạng viêm do vi khuẩn H. pylori gây ra hoặc do sự xói mòn từ axit dạ dày. Loét dạ dày là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến.

Có ba loại loét dạ dày

  • loét dạ dày : loét phát triển bên trong dạ dày

  • loét thực quản: loét phát triển bên trong thực quản

  • loét tá tràng: loét phát triển ở phần trên của ruột non, được gọi là tá tràng

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:

  • Helicobacter pylori (H. pylori ) là một loại vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày

  • Thường xuyên uống aspirin (Bayer), ibuprofen (Advil) và các thuốc chống viêm khác.

  • Hút thuốc

  • Uống quá nhiều rượu

  • Xạ trị

  • Ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra

Triệu chứng loét dạ dày:

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là đau bụng rát kéo dài từ rốn đến ngực nhưng cũng có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.

Các dấu hiệu phổ biến khác của loét dạ dày bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị

  • Buồn nôn, nôn, ợ nóng

  • Phân có máu hoặc màu đen

  • Giảm cân không giải thích được

  • Khó tiêu

  • Tức ngực

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nhiều người nghe nói đến vi khuẩn Hp nhưng không phải ai cũng hiểu được nó là gì.

Vi khuẩn HP là gì?

Helicobacter pylori (H. pylori ) là một loại vi khuẩn. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa.

Các vi khuẩn gây ra các vấn đề về dạ dày khi chúng xâm nhập vào niêm mạc của dạ dày và tạo ra các chất trung hòa axit dạ dày. Điều này làm cho các tế bào dạ dày dễ bị tổn thương . Axit dạ dày và H. pylori cùng kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây loét ở dạ dày hoặc tá tràng.

Các con đường lây nhiễm

Vẫn chưa biết chính xác bệnh nhiễm H. pylori lây lan như thế nào.

Vi khuẩn đã cùng tồn tại trong đời sống con người trong nhiều năm. Các bệnh nhiễm trùng được cho là lây lan từ miệng của người này sang người khác. Chúng cũng có thể được lây từ phân bón thực phẩm và lây vào qua đường ăn uống hoặc không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, làm vườn…

Test Hp hơi thở phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng

Test hơi thở hp là gì?

Test hơi thở hp là một cách đơn giản và an toàn để phát hiện sự tồn tại của H. pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Test hơi thở hp giúp phát hiện bệnh viêm loét dạ dày nhanh và chính xác

Phát hiện chính xác H. pylori là bước đầu tiên để chữa loét dạ dày tá tràng và ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp

Pylori sản xuất ra một loại enzyme gọi là urease, phân hủy urê thành amoniac và carbon dioxide. Trong quá trình thử nghiệm, bệnh nhân nuốt một viên thuốc chứa urê. Carbon dioxide được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày và vào máu. Sau đó nó đi đến phổi và bệnh nhân thở ra. Lượng carbon dioxide thở ra được đo lại bằng máy đo cho thấy sự hiện diện của H. pylori trong dạ dày.

Quy trình tiến hành

Chuẩn bị:

  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, bị bệnh phổi, tim, bất kỳ bệnh nào khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

  • Không dùng bất kỳ loại kháng sinh nào trong ít nhất 4 tuần trước khi thử nghiệm.

  • Không dùng bất kỳ chất ức chế bơm proton nào (Prilosec, Prevacid, Aciphex, Nexium, Protonix) hoặc Pepto-Bismol trong ít nhất 2 tuần trước khi thử nghiệm (tham khảo bác sĩ).

  • Chỉ dùng các loại thuốc được bác sĩ phê duyệt vào ngày làm thủ thuật. Chỉ uống chúng với một ngụm nước nhỏ trong vòng bốn giờ sau khi làm thủ thuật. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến ​​trước với bác sĩ.

  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (kể cả nước) trong bốn giờ trước khi làm thủ thuật.

Thực hiện:

  • Bệnh nuốt uống 1 viên thuốc chứa urê

  • 15 phút sau, bệnh nhân thổi vào dụng cụ được kỹ thuật viên mang tới theo hướng dẫn. Thời gian thổi 5-10 phút.

  • Thông báo kêt quả sau 3-5 phút.

Cách đọc kết quả test hơi thở hp:

Tìm dòng chữ “Kết luận” cuối tờ phiếu xét nghiệm:

  • Dương tính (hoặc Postive, hoặc kí hiệu dấu + ) nghĩa là bạn có nhiễm khuẩn HP

  • Âm tính (hoặc Negative, hoặc kí hiệu dấu – ) nghĩa là bạn không nhiễm khuẩn HP

  • Không xác định (GreyZone) nghĩa là tải lượng HP của bạn ở ngưỡng giữa âm tính và dương tính

Với test thở 14C UBT: để biết tải lượng HP của mình bạn nhìn vào con số thể hiện ở phần kết quả (DOB) hoặc tỉ lệ nồng độ HP. Thông thường, trên 50 là dương tính với khuẩn HP. Chỉ số này càng cao thì tải lượng HP trong dạ dày tương ứng càng nhiều

Với test thở 13C UBT: có 3 chỉ số S1, S2 và delta (kí hiệu là ∆). Bạn chỉ cần quan tâm tới chỉ số delta, chỉ số này thể hiện tải lượng HP tương ứng trong dạ dày. Phần lớn các máy xét nghiệm 13C sử dụng hiện nay chỉ số delta trên 2,5-3,5 ‰ là dương tính với HP. Chỉ số càng cao mức độ nhiễm HP càng nhiều.

Test thở kiểm tra HP cho biết tải lượng HP trong dạ dày cao hay thấp, tuy nhiên nó không phản ánh mức độ tổn thương trong dạ dày của bạn nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, tải lượng HP cao sẽ có nguy cơ khiến bệnh dạ dày tiến triển nhanh hơn hoặc tái phát, chính vì vậy mà nếu bạn đang có dấu hiệu bị bệnh dạ dày thì cần phải giảm tải lượng HP, hoặc diệt trừ HP bằng kháng sinh.

Nếu bị sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân có thể dạ dày của bạn đang gặp vấn đềvà cần đi test hơi thở Hp

Có nên test hơi thở Hp không?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểm ưu nhược điểm của phương pháp này trước khi quyết định thực hiện.

Ưu điểm của test hơi thở Hp

  • Phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori với độ chính xác cao không phân biệt tuổi tác.

  • Thử nghiệm không xâm lấn, không gây khó chịu hay đau đớn cho người bệnh.

  • Thời gian thực hiện nhanh.

  • Phù hợp với rất nhiều đối tượng nhất là đối tượng không thực hiện được nội soi.

Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn phương pháp này để phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này có một vài hạn chế.

Nhược điểm của test hơi thở Hp

  • Phương pháp chỉ có giá trị phát hiện sự có mặt của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, không xác định được tổn thương trong dạ dày.

  • Đồng vị phóng xạ không nên thực hiện ở trẻ nhỏ.

  • Bệnh nhân phải tuân thủ các hướng dẫn về dùng thuốc và nhịn ăn uống theo chỉ định

  • Giá thành cao hơn xét nghiệm kháng nguyên phân

Đối tượng nên test hơi thở Hp

Test hơi thở hp được đánh giá là phù hợp với hầu hết các đối tượng. Những người có các triệu chứng sau nên tham khảo để kiểm tra hơi thở hp dạ dày:

  • Thay đổi khẩu vị

  • Buồn nôn, nôn, ợ nóng

  • Phân có máu hoặc màu đen

  • Giảm cân không giải thích được

  • Khó tiêu

  • Tức ngực

Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi trêm 60 tuổi.

  • Phụ nữ đang mang thai

  • Người bị bệnh phổi, tim, bất kỳ bệnh nào khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

  • Người đang điều trị kháng sinh trong vòng 4 tuần gần đây.

  • Người đang điều trị thuốc bất kỳ nào.

  • Có ăn uống trong vòng bốn giờ trước khi làm thủ thuật.

Test hơi thở Hp dương tính nên làm gì?

Khi bệnh nhân kiểm tra hơi thở hp cho kết quả H.pylori dương tính, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh bởi vì nhiễm vi khuẩn H.pylori chưa đánh giá được mức độ và tình trạng viêm loét dạ dày. Bạn cần đối chiếu:

  • Mình có tiền sử bệnh dạ dày không?

  • Bạn có người thân mắc bệnh về dạ dày không?

  • Bạn có bị thiếu máu không rõ nguyên nhân?

  • Bạn có thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không?

Nếu có thì bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện phác đồ tiêu diệt vi khuẩn hp một cách triệt để.

Ngoài ra, bệnh nhân nên có lối sống lành mạnh, ăn uống sạch sẽ, khoa học để tránh bệnh nặng và tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top