✴️ Tổng quan về bệnh lý của túi mật

Bệnh lý túi mật bao gồm những gì?

Bệnh của túi mật đề cập đến các tình trạng y khoa (ví dụ, sỏi mật hoặc viêm túi mật) ảnh hưởng đến túi mật - cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan, nơi lưu trữ mật.
Các bệnh ảnh hưởng đến các ống dẫn mật, như viêm xơ cứng đường mật nguyên phát, hoặc liên quan đến cơ vòng Oddi, như rối loạn chức năng đường mật, cũng thường được gộp lại theo thuật ngữ "bệnh lý đường mật".

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh túi mật là cơn đau bụng do mật, đó là một cơn đau dữ dội, mơ hồ ở bụng trên do sỏi mật bị tắc trong ống mật. Đau bụng do đường mật thường được kích thích sau ăn một bữa ăn giàu chất béo; với tính chất đau từng cơn. Triệu chứng của bệnh túi mật

  • Đau bụng
  • Vàng da
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ngứa
  • Đầy hơi

Bên cạnh do nguyên nhân sỏi mật, các loại bệnh túi mật khác (ví dụ, viêm túi mật, rối loạn chức năng đường mật và ung thư túi mật tiến triển) có thể gây đau bụng trên, mặc dù thường đi kèm các triệu chứng khác. Ví dụ, cơn đau giống như đường mật của viêm túi mật thường liên quan đến sốt và bạch cầu tăng cao.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh túi mật là do sỏi mật, đó là các tinh thể hình thành bên trong túi mật do quá nhiều cholesterol (sỏi mật cholesterol) hoặc bilirubin (sỏi mật sắc tố). Bên cạnh khả năng gây khó chịu ở bụng, các biến chứng có thể xảy ra do sỏi mật bao gồm:

  • Viêm túi mật (viêm túi mật)

  • Tắc nghẽn ống mật chủ (sỏi ống mật chủ)

  • Viêm đường mật.

  • Tắc ruột do sỏi mật (sỏi túi mật)

  • Ung thư túi mật

Bên cạnh sỏi mật và các biến chứng liên quan, có những bệnh khác liên quan đến túi mật bao gồm:

Loạn vận động đường mật (Biliary Dyskinesia):  Đây là một hội chứng xuất phát từ bất thường của cơ vòng Oddi. Cơ vòng Oddi hoạt động như một van kiểm soát dòng chảy của dịch tiêu hóa và mật từ gan và tuyến tụy đến ruột non. Nếu cơ vòng của Oddi không hoạt động đúng cách, gây ra trào ngược dịch mật trong ống dẫn, dẫn đến sự tắc nghẽn cực kỳ đau đớn.

Rối loạn chức năng túi mật: Tình trạng này gây ra đau bụng kiểu đường mật trong trường hợp không có sỏi mật hoặc bất thường cơ vòng Oddi. Một xét nghiệm gọi là cholecystokinin (CCK) được yêu cầu để xác định chẩn đoán.

Viêm xơ cứng đường mật nguyên phát: Viêm xơ cứng đường mật nguyên phát (PSC) là một bệnh viêm mạn tính của túi mật và gan có thể gây ngứa do tích tụ axit mật. Khi mật tích tụ trong gan, xơ gan phát triển và cuối cùng gan mất chức năng. Nhiều người bị PSC cuối cùng cần phải ghép gan.


các bệnh túi mật

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh lý túi mật đòi hỏi một số bước chính:

Bệnh sử-tiền căn: Trong bước này, bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử cá nhân và gia đình của bạn về bệnh túi mật. Họ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, như bạn có đang bị đau bụng trên bên phải hay không và nếu có, liệu nó có liên quan đến một bữa ăn nhiều chất béo.

Thăm khám:  Ngoài hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ kiểm tra sinh hiệu của bạn và khám bụng, đánh giá tổng quát để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh túi mật như sốt hoặc vàng da...

Bác sĩ của bạn có thể sẽ thực hiện một nghiệm pháp gọi là "Murphy’sign", dấu hiệu này thường gợi ý đến cơn đau do túi mật.

Xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu như: công thức máu và xét nghiệm chức năng gan... Với các biến chứng liên quan đến sỏi mật, như viêm hoặc nhiễm trùng, bạch cầu thường sẽ tăng cao và có thể có men gan hoặc nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.

Chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh học cũng là 1 phương pháp cần thiết giúp xác định chẩn đoán. 1 số phương pháp bao gồm:

  • Siêu âm bụng tổng quát
  • HIDA scan
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ cộng hưởng từ (MRCP)
  • Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP)

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh khác nhau. Đối với việc điều trị sỏi mật ( phổ biến nhất của bệnh lý túi mật), thường có ba lựa chọn điều trị:

  • Theo dõi diễn tiến lâm sàng.

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (thường được thực hiện bằng nội soi)

  • Thuốc trong một số hạn chế trường hợp giúp điều trị triệu chứng

Việc điều trị các bệnh liên quan đến ống mật chủ có thể cần một thủ thuật gọi là ERCP (nội soi đường mật ngược dòng). Trong ERCP, bác sĩ sử dụng máy nội soi để tìm kiếm tắc nghẽn trong ống mật chủ, thường là lựa chọn ưu thế trong trường hợp sỏi ở đoạn cuối ống mật chủ.

Xem thêm: Hội chứng sau cắt túi mật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top